Bao nhiêu vi trần trong Vũ Trụ,
Bấy nhiêu Phật tánh cùng Như Lai.
---
Chú thích:
- Vi trần: tại đây, là hạt vật chất cội gốc.
TÂM PHÁP THỨ HAI
Vũ Trụ bao la vô cùng tận,
Vô số Phật tánh và Như Lai.
Mỗi một chúng sinh một Phật tánh,
Mỗi một Phật tánh tự trang nghiêm
Trùm khắp Vũ Trụ, không thời gian,
Tất cả Phật tánh đều như thế,
Tất cả Như Lai đều như thế.
Phật tánh, Như Lai đồng chẳng khác
Cùng duy nhất chất liệu quang minh.
Quang minh Như Lai tràn đầy khắp,
Không thiếu sót ở vị trí nào
Trong không gian Vũ Trụ bao la,
Tất cả Như Lai đều như thế,
Tất cả Phật tánh đều như thế.
Bất cứ nơi đâu trong Vũ Trụ
Đầy đủ quang minh chư Như Lai,
Đầy đủ quang minh chư Phật tánh,
Nay tôi ngưỡng mộ chư Như Lai,
Nay tôi ngưỡng mộ chư Phật tánh.
TÂM PHÁP THỨ BA
Vũ Trụ vô số hạt vi trần,
Vi trần vô số trong thế giới,
Thế giới vô số trong vi trần,
Tất cả vi trần thành Vũ Trụ.
Chất liệu vi trần: trường tương tục,
Không gian là chất liệu vi trần,
Chất liệu vi trần là không gian,
Tất cả vi trần đồng chẳng khác,
Cùng một chất liệu là không gian.
Một hạt vi trần một không gian,
Độc lập riêng biệt chẳng chung phần,
Biến chuyển liên tục hình dạng, thể,
Bất khả luận bàn tướng dạng chi,
Bất khả xác định thể bao nhiêu,
Tất cả vi trần đều như thế.
Tất cả vi trần kết tương tục
Chẳng chừa cho có chỗ trống không.
Không gian là một trường tương tục,
Vũ Trụ là một trường tương tục:
Trường chất liệu vi trần vô số.
Một hạt vi trần một khối lượng,
Độc lập riêng biệt chẳng chung phần,
Bất tăng, bất giảm, bất khả diệt,
Tất cả vi trần đều như thế.
Vô số vi trần bình đẳng lượng,
Vô số vi trần bất đồng lượng,
Vô số vi trần khối lượng bé,
Lượng bé tận số bất khả định,
Vô số vi trần khối lượng lớn,
Lượng lớn tận số bất khả định.
Nguồn: https://plus.google.com/
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1479325235678537
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1479887612288966
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1480478882229839
________________
PHỤ LỤC
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1479325235678537
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1479887612288966
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1480478882229839
________________
PHỤ LỤC
VẤN ĐÁP
Vũ Thành Trung: Dù thế nào thì Vũ trụ vốn vẫn vô chung vô thủy!
Vi trần : là những hạt bụi nhỏ.
... Nó là tất cả các không gian,"thời gian", ánh sáng, vô số các loại vật chất khác... Nó không có điểm đầu và không có điểm cuối. Giới hạn của nó cũng là điểm đầu và cũng là điểm cuối! Nó không phải là một bề mặt cho nên không thể là một khái niệm bề mặt! Có một số những hạt vật chất còn nằm ngoài kiến thức hiểu biết của con người. Câu nói chỉ mang tính chất bao hàm gán cho một vấn đề ngắn gọn cho dễ hiểu mà thôi! Không quá bó buộc bởi các từ Hán Việt mà là cách hiểu. Không phải qua phân tích tiểu tiết ra. Vì những tầm giới hạn của kiến thức và hiểu biết của chúng ta về hạt vật chất và vũ trụ... Ngay chính bản thể chúng ta còn không hiểu hết nữa là!... Tuy nói vậy không có nghĩa là ta sẽ không tìm hiểu. Điều này nên được khích lệ! Sự học hỏi và hiểu biết là vô hạn! Kiến thức là vô hạn! Trí tuệ là vô hạn!
Ví dụ "vật chất" tối là gì?. Hình dung về tỷ lệ thành phần vũ trụ: năng lượng tối 68,3%, vật chất tối 26,8%, khí Hidro, Heli tự do, các sao, neutrino,.... thành phần chất rắn và các phần còn lại 4,9%.
Cái gì làm cho tất cả các thứ bao gồm tất cả hàng tỷ các ngôi sao, hành tinh, các thiên hà, các ngân hà "trôi, nổi, lơ lửng, treo" trong không gian ấy. Nó ảnh hưởng trong một lực hấp dẫn nào đó?. Cái gì là vô lượng, vô cực, vô hữu,....? Cái gì là vật chất và phi vật chất??? Tại sao tất cả cấu trúc của phân tử đều là hình cầu???
Tất cả mọi thứ, mọi điều, vượt qua tất cả mọi hiểu biết và kiến thức... Chúng ta quá bé nhỏ! Nó nhỏ đến mức chúng ta không còn là một định nghĩa, khái niệm nào đó so với vũ trụ này!
Một điều chắc chắn vũ trụ có trong người bạn. Bạn là một vũ trụ thu nhỏ!
Ngôi sao nào đó đã chết cả hàng triệu năm để sau đó có sự tồn tại và phát triển của chúng ta!
Xin các bậc cao nhân chỉ dạy thêm!
A di đà phật!
Pháp Không Chân Như: Vũ Thành Trung!
Muốn học hiểu rõ Phật pháp chớ nên chấp trước. Bất cứ kẻ nào chấp trước vào khoa học, hoặc chấp trước thì kẻ đó không thể thâm nhập được lời tuyên giảng của tôi và các tâm pháp tôi tuyên bố.
Tất cả những câu hỏi mà ông cho rằng chưa ai có thể trả lời thỏa đáng mà ông đã nêu ra trong bình luận ở trên, ông sẽ tự trả lời nó một cách rõ ràng và chính xác sau khi ông đã hiểu được các bài giảng và các tâm pháp của tôi.
Ông chớ nói chúng ta quá nhỏ bé không thể hiểu biết về Vũ Trụ bao la nếu ông là Phật tử. Ông chỉ có thể nói như vậy với các nhà khoa học nổi tiếng, không thể nói như vậy đối với Phật Pháp Tăng.
Vũ Thành Trung: Pháp Không Chân Như nếu thầy nói vậy thì tôi chấp hay thầy chấp! Tất cả các thông tin, cơ sở đo đạc thực hiện, từ các nhà khoa học, từ các cơ sở khoa học và các lý luận, từ các thuyết và các cơ sở lý luận logic của phật pháp vẫn chỉ là cơ sở lý thuyết... Xin lỗi, tôi không biết bạch thầy đã xuất tâm hành giả trải nghiệm du hành ra khỏi hệ mặt trời hay chưa! Hay chỉ đối chấp bằng các lý luận logic của phật pháp. Khoa học biện chứng thực hiện và phật pháp được tách rời không xen lẫn. Tuy nhiên về lý luận có thể bổ sung cho nhau. Nếu ý bạch thầy nói phật pháp thực hiện và sáng rõ hơn tất cả mọi giá trị của khoa học biện chứng! A di đà phật.
Pháp Không Chân Như: Vũ Thành Trung, Cũng vẫn câu nói ấy, rằng bất cứ kẻ nào có tâm nguyện trở thành một nhà khoa học vĩ đại để đem lại lợi ích cho nhân loại thì không có con đường nào nhanh hơn và chuẩn mực hơn là hiểu rõ tường lời tuyên giảng và các tâm pháp của tôi. Khi đã hiểu rõ lời tuyên giảng và các tâm pháp của tôi thì kẻ đó hoàn toàn trả lời được một cách thỏa đáng các câu hỏi về khoa học Vũ Trụ mà thế giới và ông đang thắc mắc mà không có bất cứ nhà khoa học nào hiện tại và vị lai có thể phản biện được. Kẻ đó hoàn toàn đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân loại về y học, hóa học, sinh học, vật lý, toán học, công nghệ, Vũ Trụ học, tâm linh, an toàn, hòa bình và sự giác ngộ. Đây là lời xác quyết của tôi.
Tuy nhiên, muốn hiểu rõ tường lời tuyên giảng và các tâm pháp của tôi, trước hết kẻ đó phải tạm gác những cái biết của kẻ đó qua một bên và không dùng nó để làm cơ sở thâm nhập vào lời của tôi. Trong Phật giáo gọi hành vi đó là không chấp trước. Nếu kẻ đó chấp trước thì chính đối tượng được kẻ đó chấp trước đó sẽ làm rào cản kẻ ấy không thể thâm nhập được lời của tôi, tức cũng sẽ không hiểu được, không tin được. Muốn vận dụng hay phản biện hay bác bỏ một tri kiến nào, trước hết phải thâm nhập được nó, hiểu được nó.
Nếu ông là một Phật tử hoặc ông đã từng biết đến Phật Pháp, thì rõ ràng ông đã biết hoặc tin rằng những người tỉnh thức có trí huệ chân thật tuyệt đối đối với lĩnh vực tỉnh thức. Ông cũng biết rõ rằng người tỉnh thức không cần làm bất cứ một thí nghiệm, không cần đo đạc, không cần cơ sở lý thuyết, không cần suy luận trên nền tảng lý thuyết, không cần suy nghĩ, không cần phải du hành Vũ Trụ, không cần phải dùng thiết bị khoa học Vũ Trụ, không cần phải áp dụng kiến thức khoa học, nhưng kẻ đó thấu biết một cách chân thực và chính xác tuyệt đối về lĩnh vực mà kẻ đó tỉnh thức.
Nếu đem cát của tất cả con sông trên Trái Đất ví cho trí huệ của Phật thì trí huệ của Bồ tát chỉ như một hạt cát. Nếu đem cát tất cả các sông trên Trái Đất ví cho trí huệ của một vị Bồ tát thì trí huệ của một nhà khoa học vĩ đại nhất xưa nay chỉ như một hạt cát.
Nguyện ông có niềm tin nơi Tam Bảo.
Vũ Thành Trung: Cảm ơn thầy Pháp Không Chân Như. A DI ĐÀ PHẬT.
My Dung Hoang: Nam mô A Di Đà Phật, đệ tử cảm ơn lời chỉ bảo của Ngài. Đệ tử còn thắc mắc, xin Ngài giảng nói: "Vì sao con có thể tin rằng Phật là một vị tỉnh thức?". Nam mô A Di Đà Phật!
Pháp Không Chân Như: My Dung Hoang thật khéo hỏi. Vì sự hỏi này giúp nhiều người đưa đến xác lập niềm tin nơi Tam Bảo. Từ đó giúp họ học hành Phật pháp để đưa họ đến giác ngộ, an lạc, giải thoát.
Như cô đã hỏi: “Vì sao con có thể tin rằng Phật là một vị tỉnh thức?”. Đây là một câu hỏi lớn, một câu hỏi mà câu trả lời không có kết thúc của chính nó. Vì sao vậy? Vì Phật là bất khả tư nghì. Nói về Phật thì có nói mãi cũng không bao giờ được đầy đủ. Nói về Phật thì có nhiều đối tượng không thể dùng ngôn ngữ để phơi bày, ngôn ngữ không thể phơi bày được đối tượng đó. Có kẻ nghi hoặc về cái gọi là bất khả tư nghì. Kẻ ấy cho rằng đó chỉ là viện cớ cho một sự bất lực. Nhưng sự thật có bất khả tư nghì. Ví như mùi hương, con người có thể ngửi và phân biệt được mùi hương nhưng họ không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt về mùi hương đó, phân biệt mùi hương này với mùi hương khác. Ví như điểm trong không gian, không thể dùng ngôn ngữ để phơi bày rốt ráo đến tận cùng vì nó vô thủy vô chung. Khi con người sử dụng nó buộc phải dụng đến “xem như là” để kết thúc quá trình luận bàn về nó. Một đối tượng mà nói mãi vẫn không hết thảy, hoặc ngôn ngữ không thể phơi bày, đối tượng đó bất khả tư nghì.
Vì vậy, My Dung Hoang, tôi sẽ nói giản lược, cô hãy khéo lắng nghe.
Một vị có đời sống phạm hạnh; Vị ấy có tâm tứ đại từ, bi, hỷ, xả; Vị ấy không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm bất thiện, không có tâm phân biệt, không có tâm ngã mạn, không có tâm nghi; Vị ấy có tuệ sáng suốt siêu việt, không có ngu si và không có vô minh; Vị ấy có biện tài vô ngại và vị ấy dùng phương tiện thế gian dạy cho chúng sinh tu hành để được như vị ấy. Một vị như vậy là vị tỉnh thức, là Phật.
My Dung Hoang! Vì sao có thể tin rằng vị ấy là vị tỉnh thức, là Phật? Bằng cảm thọ, bằng nhận biết, bằng quán xét trong khả năng giới hạn của mình, thấy rằng vị ấy có đời sống phạm hạnh; Thấy rằng vị ấy có tâm tứ đại từ, bi, hỷ, xả; Thấy rằng vị ấy không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm bất thiện, không có tâm phân biệt, không có tâm ngã mạn, không có tâm nghi; Thấy rằng vị ấy có tuệ sáng suốt siêu việt, không có ngu si và không có vô minh; Thấy rằng vị ấy có biện tài vô ngại và thấy rằng vị ấy dùng phương tiện thế gian dạy cho chúng sinh tu hành để được như vị ấy. Này My Dung Hoang, niềm tin được xác lập và tin rằng vị ấy là vị tỉnh thức, là Phật.
Ví như đức Thích Ca Mâu Ni, nhiều người bằng cảm thọ, bằng nhận biết, bằng quán xét trong khả năng giới hạn của họ, thấy rằng ngài ấy có đời sống phạm hạnh; Thấy rằng ngài ấy có tâm tứ đại từ, bi, hỷ, xả; Thấy rằng ngài ấy không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm bất thiện, không có tâm phân biệt, không có tâm ngã mạn, không có tâm nghi; Thấy rằng ngài ấy có tuệ sáng suốt siêu việt, không có ngu si và không có vô minh; Thấy rằng ngài ấy có biện tài vô ngại và thấy rằng ngài ấy dùng phương tiện thế gian dạy cho chúng sinh tu hành để được như ngài ấy. Này My Dung Hoang, niềm tin được xác lập trong họ và họ tin rằng ngài ấy là vị tỉnh thức, là Phật.
Thế nào là vị có đời sống phạm hạnh? My Dung Hoang! Vị ấy không mong cầu một nơi ở đẹp đẽ, khang trang. Vị ấy ở đâu cũng được, vị ấy luôn hài lòng nơi đó. Vị ấy không mong cầu mặc đồ đẹp, sang trọng. Vị ấy mặc gì cũng được, vị ấy luôn hài lòng đồ mặc đó. Vị ấy không mong cầu phương tiện bắt mắt. Vị ấy dùng phương tiện nào cũng được, dùng được là được, vị ấy luôn hài lòng với phương tiện đó. Vị ấy không bon chen mong cầu tài vật, danh sắc, chức sắc, địa vi, tiếng tăm, vị ấy luôn không ham thích tài vật, danh sắc, chức sắc, địa vị, tiếng tăm. Vị ấy không tham dự sự thị phi của đời sống phàm tục, vị ấy luôn không tạo sự thị phi. Vị ấy không nói lời dối trá, không nói lời thô ác, không nói lời thêu dệt. Vị ấy không trộm cắp, không ham thích ái dục, không cờ bạc, không uống rượu. Vị có đời sống như vậy là vị có đời sống phạm hạnh.
Thế nào là vị có tâm tứ đại từ, bi, hỷ, xả? Thế nào là vị không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm bất thiện, không có tâm phân biệt, không có tâm ngã mạn, không có tâm nghi? Thế nào là vị có biện tài vô ngại và vị ấy dùng phương tiện thế gian dạy cho chúng sinh tu hành để được như vị ấy? My Dung Hoang! Tôi không cần phải nói thêm vì hiện tại có nhiều người, nhiều tư liệu đã giải thích thỏa đáng, cô hãy tự tìm hiểu.
Thế nào là vị ấy có tuệ sáng suốt siêu việt, không có ngu si và không có vô minh? My Dung Hoàng! Vị ấy không nghiên cứu khoa học cũng không có phương tiện thực nghiệm khoa học. Vị ấy không nghiên cứu lý luận trên các cơ sở lý thuyết như triết học, thần học, khoa học. Vị ấy không sử dụng thành tựu khoa học, kết quả các lý thuyết triết học, thần học, khoa học. Nhưng đương thời, không ai biết đối tượng đó về Vũ Trụ và Nhân sinh, vị ấy đã tuyên nói nhiều về Vũ Trụ và Nhân sinh. Người đương thời cảm thọ, nhận biết, quán xét trong khả năng giới hạn của họ và kết quả quán xét của họ về lời tuyên nói của vị ấy chỉ tìm thấy cái đúng, sự thỏa đáng, không tìm thấy cái nghịch lý nào để phản biện, bác bỏ. Và vì vậy, niềm tin được xác lập trong họ về vị ấy rằng vị ấy có trí huệ siêu việt. Trong thời kỳ khác sau đó, con người hậu thế cảm thọ, nhận biết, quán xét trong khả năng giới hạn của họ và kết quả quán xét của họ về lời tuyên nói của vị ấy chỉ tìm thấy cái đúng, sự thỏa đáng, không tìm thấy cái nghịch lý nào để phản biện, bác bỏ. Và vì vậy, niềm tin được xác lập trong họ về vị ấy rằng vị ấy có trí huệ siêu việt. Lại trải qua nhiều thời kỳ như vậy, trải dài trong vô lượng thời kỳ, con người hậu thế cảm thọ, nhận biết, quán xét trong khả năng giới hạn của họ và kết quả quán xét của họ về lời tuyên nói của vị ấy chỉ tìm thấy cái đúng, sự thỏa đáng, không tìm thấy cái nghịch lý nào để phản biện, bác bỏ. Và vì vậy, niềm tin được xác lập trong họ về vị ấy rằng vị ấy có trí huệ siêu việt.
Một niềm tin được xác lập có thể trở thành cơ sở cho niềm tin khác được xác lập. My Hoang Dung! Ví như khi một cháu bé chưa biết gì. Cha mẹ đã dạy cháu nhiều điều hay, lẽ phải. Cháu ấy nghe và tin lời cha mẹ đã dạy nên đã làm theo lời dạy của cha mẹ. Niềm tin ấy của cháu bé được xác lập trên cơ sở niềm tin của cha mẹ đã được xác lập. Ví như khi cô đăng ký học tiếng Anh ngoại khóa. Cô đã tìm hiểu, lắng nghe lời kết luận, khen chê từ nhiều phía, trong đó nổi bậc có vị thầy dạy hay. Cô đã đăng ký để học tiếng Anh từ vị ấy. Niềm tin trong cô đã được xác lập trên cơ sở niềm tin của những người xung quanh. Trong quá trình cô theo học, cô cảm thọ, nhận biết, quán xét trong khả năng giới hạn của cô, cô thấy rằng vị thầy này giỏi tiếng Anh và dạy hay. Cô đã xác lập niềm tin trên cơ sở niềm tin ban đầu và sự trực tiếp quán xét của chính cô một lần nữa. Vì vậy cô quyết tâm theo học vị ấy. Nhờ vậy, tiếng Anh của cô được thuần thục. My Dung Hoang! Nếu ngay từ đầu cháu bé không có lòng tin được xác lập trên cơ sở niềm tin của cha mẹ, cháu bé sẽ không biết gì. Nếu cô không có lòng tin được xác lập trên cơ sở niềm tin của những người xung quanh, cô không có nơi để học tiếng Anh và vì vậy, cô không biết tiếng Anh.
My Dung Hoang! Xác lập niềm tin là sự cần thiết để có niềm tin chín chắn và vững chắc. Niềm tin chín chắn và vững chắc là nền tảng vững chắc mở ra nhiều cánh cửa bí mật và tạo ra tiến bộ, giác ngộ, an lạc.
Nguyện cô có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo.
My Dung Hoang: Nam mô A Di Đà Phật!
Đệ tử xin đảnh lễ Ngài Phap Khong Chan Nhu:
- 1 lạy, lạy Người khai ngộ cho đệ tử
- 1 lạy, lạy Người đã thuyết phục được đệ tử
- 1 lạy, vì đệ tử kính Ngài
Đệ tử cũng xin đảnh lễ toàn thể chư hiền hữu, thiện tri thức, với tấm lòng Bồ Tát, không ngại mà phá trừ nghi ngờ trong lòng đệ tử!
Nam mô A Di Đà Phật!
Pháp Không Chân Như: Nam mô Bổn Lai Diện Mục thập phương chúng sinh.
(Nguồn:: https://www.facebook.com/phapkhongchonnhu)
Hay và ý ngĩa lắm....
Trả lờiXóabán cây thông noel
bán cây thông noel giá rẻ tại hà nội
bán cây thông noel hà nội
địa chỉ bán cây thông noel