Trong Kinh Hoa Nghiêm có kệ rằng:
"Như có quyển kinh lớn
Lượng bằng cõi tam thiên,
Chứa trong một hạt bụi,
Tất cả hạt cũng thế.
Có một người thông tuệ
Mắt sáng nhìn thấy rõ,
Đập hạt bụi lấy kinh,
Làm lợi cho muôn loài. "
Phật tử Ben Vo hỏi:
Thưa Thầy! Bài kệ này có nghĩa như thế nào?
Thưa Thầy! Bài kệ này có nghĩa như thế nào?
Pháp Không Chân Như đáp rằng:
Kinh là lời diễn đạt của Chư Phật về thật tướng của vạn vật và chúng sinh.
Kinh là lời diễn đạt của Chư Phật về thật tướng của vạn vật và chúng sinh.
Thấu triệt thật tướng của một hạt bụi cũng đồng thấu triệt vô lượng Pháp. Thấu triệt vô lượng Pháp cũng đồng như có quyển kinh lớn lượng bằng cõi tam thiên.
Thấu triệt thật tướng của một hạt thì đồng nghĩa thấu triệt thật tướng của tất cả hạt, vạn vật. Vì chúng chung nhất một pháp tắc sanh ra vạn hữu.
Kẻ thấu triệt thật tướng của một hạt bụi thì kẻ đó nói Pháp như Phật, không sai khác, làm lợi cho tất cả chúng sanh cho con đường giải thoát, giác ngộ.
Pháp Không Chân Như
Nguồn: https://plus.google.com/u/0/108160645014759837305
__________________________________________
Phụ lục: VẤN ĐÁP
Phụ lục: VẤN ĐÁP
Nam mô a di Đà Phật! Kính bạch Thầy. Theo chỗ con hiểu thì khi mình còn thấy Ta hoá độ cho Người và Người được Ta hoá độ thì như (vậy) mình vẫn còn chấp Ta với các biến dạng cạn sâu của nó. Chỉ khi nào Mình thấy Người và Ta vốn cùng bản thể (Tâm) thì lúc đó cùng nhau bước vào cửa Không. Ta chỉ là ý tưởng và vi trần vốn cũng là như vậy. Nhiều Vi trần làm nên thế giới. Đập nát thế giới thành ra vi trần. Phi mọi ý tưởng thì chính là chư Phật. Chính vì vậy mà Phật nói tất cả các pháp đều là Phật pháp. Như vậy có đúng không ạ. Cái hiểu của con còn cạn cợt, có gì không đúng xin Thầy chỉ dạy thêm!
Pháp Không Chân Như:
Thu Minh Truong, ngôn ngữ là ý tưởng nhưng đối tượng của ngôn ngữ không phải tất cả đều là ý tưởng. Ví như từ Phật là ý tưởng để chỉ cho một hữu tình giác ngộ viên mãn nhưng đối tượng mà từ Phật đề cập đến là Phật thì không phải là ý tưởng. Ví như vi trần là ý tưởng chỉ cho hạt vật chất cội gốc, là bản thể vĩnh hằng nhưng đối tượng mà từ vi trần đề cập đến là vi trần thì không phải là ý tưởng.
Vì vậy, Thu Minh Truong, khi dùng ngôn ngữ thì không thể và không nên lìa ngôn ngữ, sẽ rơi vào điên đảo. Chứng bệnh này ở quá khứ, hiện tại có nhiều người mắc phải. Ở ngoài đời, con người thường dùng câu "tẩu hỏa nhập ma" có thể dùng để chỉ cho những người bị bệnh điên đảo ngôn ngữ. Vậy nên, Thu Minh Truong nên tránh hướng liễu nghĩa theo cách lìa pháp khi đang dùng pháp. Ví như có kẻ nói "tôi không nói gì". Kẻ này đang nói "tôi không nói gì" sao lại nói "tôi không nói gì".
Ví như có kẻ nói "không có chân lý, chân lý chỉ là một ý tưởng, là một sự bày đặt". Thu Minh Truong, kẻ đó nói như vậy có đúng không? Nếu kẻ đó nói như vậy thì không đúng thì có nghĩa là có chân lý. Nếu kẻ đó nói như vậy là không bao giờ sai thì câu nói đó của kẻ đó là chân lý. Vậy sao kẻ đó nói không có chân lý? Cho nên tôi nói là kẻ đó bị bệnh điên đảo ngôn ngữ.
Thu Minh Truong:
Kinh Bach Thầy! Như vậy có phải khi mình nhìn nhận sự việc thấy A không phải là A mới chính là A, có đúng không ạ?
Pháp Không Chân Như:
Thu Minh Truong, chư Phật, Bồ tát thuyết pháp không nói bóng, nói gió, nói ẩn dụ. Phật pháp thâm sâu khó hiểu mà nói bóng, nói gió, nói ẩn dụ thì làm sao hiểu cho được. Chỉ có điều vì thật tướng khác xa với sự vật hiện tượng nên chư Phật, Bồ tát dùng nhiều phương tiện để diễn đạt về nó ở một giới hạn nhất định chứ không thể diễn đạt rốt ráo. Muốn biết rốt ráo thì phải tu, phải hành thiền quán.
Vì vậy, trước khi biết rốt ráo thì phải hiểu Phật pháp. Hiểu Phật pháp không phải hiểu theo kiểu suy diễn nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ. Trước hết, nói sao thì hiểu vậy, đừng có cố hiểu quá xa sẽ rơi vào sai lầm.
Ví như dùng ngón tay chỉ mặt trăng cho người ta thấy mặt trăng. Thì người được chỉ kia trước hết phải thấy ngón tay của người chỉ. Không thấy ngón tay của người chỉ thì làm sao biết mặt trăng ở đâu, thế nào. Chưa thấy ngón tay mà lại thấy mặt trăng thì xem chừng nhầm phải mặt trời. Tuy vậy, không nên cho rằng mặt trăng là ngón tay.
(Nguồn: https://www.facebook.com/phapkhongchonnhu)
(Nguồn: https://www.facebook.com/phapkhongchonnhu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét