Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Phẩm: NÓI VỀ LINH HỒN

"Sau khi có sự thay đổi lớn, hệ vật chất vi tế còn lại đến lúc đó sẽ rời khỏi thân thể thô sơ phụ thuộc những thứ từ bên ngoài để nuôi sống (để cân bằng ổn định trạng thái). Cái đó, con người gọi là linh hồn. Nó chính là thực thể chúng sinh sau khi chết (sau khi thay đổi lớn). Nó, những gì còn lại của chúng sinh, tức là những gì còn được chấp thủ là của mình, là chính mình, là của tự ngã của mình. Nếu một vị tu hành đắc đạo nhập niết bàn thì Nó không còn là của vị ấy. Nó bị bỏ lại và nó tự tại như chính nó, không có tánh biết để biết mọi thứ và những thứ thuộc về chân tâm." (Pháp Không Chân Như)
***
Pháp Không Chân Như:
Chư vị! Theo như chư vị đã biết, con người thường hay nói đến linh hồn. Linh hồn của con người, linh hồn của động vật, hồn ma. Ở đây, theo sự hiểu của chư vị, linh hồn là như thế nào?

Hoàng Lạc:
Thưa Thầy và các chư vị: Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người. Tín ngưỡng dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh, ma… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần "vật chất" này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt.

Chân Như Tuệ Không:
Nam mô Phật. Thưa Sư Phụ, như trước thì con hiểu linh hồn là một dạng thể riêng biệt với thể xác. Linh hồn hòa nhập vào thể xác tạo nên một chúng sinh. Khi chúng sinh chết thì linh hồn rời khỏi thể xác ấy. Và lúc này thì linh hồn là ma hay hồn ma trong dân gian đó ạ.

Nguyên Thanh:
Linh hồn là một thực thể, tồn tại dưới dạng hạt vật chất. Nó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp ngay chính môi trường mà nó đang tồn tại! Đệ tử chỉ biết vậy thưa Thầy Pháp Không Chân Như!

Chân Như Bồ Đề:
Nam Mô Phật! Bạch Sư Phụ! Lúc trước thì đệ tử biết về linh hồn như là một phần của chúng sinh. Chúng sinh sống thì có linh hồn trong thể xác, sau khi chết đi linh hồn rời khỏi thân xác đó rồi tùy theo nghiệp mà đi đến nơi tương ưng với nghiệp. Bình thường vẫn hay nghe là chúng sinh có 3 hồn 7 vía. Thật sự đệ tử cũng không biết đó là cái gì.

Nguyễn Đình Lân:
Định nghĩa chính xác về linh hồn tự thân đệ tử chưa có. Tuy nhiên đệ tử có thể tạm gọi linh hồn là kết tập của tập hợp các ý niệm triển chuyển cho nhau tạo nên từ kết quả của các loại cảm thọ.

Pháp Không Chân Như:
Như chư vị đã nói lên, nói lên sự nhận thức từ quan niệm thế gian và thực tiễn chiêm nghiệm với các loài hữu tình, tin rằng sau khi chết, một thực thể hữu tình vẫn còn tồn tại. Cái đó, đa số con người gọi là linh hồn, chư vị cũng như vậy. Từ niềm tin và nhận thức đó, nghĩ rằng trong thân xác của hữu tình còn sống, có một linh hồn đang tồn tại và chi phối tính hữu tình của chúng. Sau khi chết, linh hồn đó rời thể xác. Đây là nhận thức, sự hiểu biết và thừa nhận của đa số kể cả các tôn giáo khác Phật giáo, ngoại trừ những người quan điểm theo thuyết đoạn diệt. Ở đây, nói về linh hồn là nói cho những người không quan điểm theo thuyết đoạn diệt.
Nhận thức của những người không quan điểm theo thuyết đoạn diệt, sau đây gọi là đa số, cho biết rõ ràng rằng trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Khi một hữu tình chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác. Có phải như vậy không chư vị?

Chân Như Tuệ Không:
Vâng, thưa Sư Phụ, phải ạ.

Pháp Không Chân Như:
Còn chư vị khác thì như thế nào?

Hoàng Lạc:
Vâng, đúng như vậy, thưa Thầy.

Pháp Không Chân Như:
Chư vị! Nhận thức của đa số cho biết rõ ràng rằng trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Khi một hữu tình chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác. Tôi nói đây là nhận thức không đúng đắn. Như thế nào là không đúng đắn? Ở đây, trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Chúng là hai thứ khác nhau. Nhận thức chúng là hai thứ khác nhau là không đúng đắn.
Vì vậy, chư vị, không có cái gọi là Linh Hồn theo nhận thức rằng trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Khi một hữu tình chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác.

Nguyễn Đình Lân:
Đệ tử xin được trả lời theo những gì đệ tử hiểu thì khi cơ thể con người chết đi thì sẽ sinh ra cái tạm gọi là kết sinh thức. Còn linh hồn như trên con hiểu chúng chỉ là tập hợp các cảm thọ nương gá triển chuyển cho nhau.., nó không thể gọi là tách rời thể xác được.

Pháp Không Chân Như:
Cái mà Nguyễn Đình Lân gọi là kết sinh thức hay là gì sau khi chết thì đa số hiểu đó là linh hồn. Tên gọi tùy duyên nhưng nhận thức về cái rời khỏi xác chết đều cho rằng nó và thể xác là hai thứ khác nhau khi còn sống.
Từ "Linh Hồn" xuất phát từ niềm tin rằng sau khi chết không phải là hết, cái không phải là hết đó được con người đặt tên trong nhận thức của mình rằng đó là linh hồn. Còn tập hợp các cảm thọ,... như Nguyễn Đình Lân muốn nói, nó không thuộc phạm trù nhận thức cái gọi là linh hồn mà con người đã có sẵn nhận thức về linh hồn trong họ. Nghĩa rằng, ông đã đặt Linh Hồn làm cái tên cho một thứ khác không phải là nhận thức đang có của con người về linh hồn.

Nguyễn Đình Lân:
Cái kết sinh thức mà đệ tử nói không phải là linh hồn theo nghĩa tách rời thể xác mà mọi người đang nói... mà nó chỉ là một thừa tự. Bởi nếu nó là một linh hồn tách rời thì khi tái sinh nó sẽ mang tất cả những gì thuộc về cái cũ. Tuy nhiên cái mới này lại không phải như vậy.

Pháp Không Chân Như:
Ở đây chưa nói về sự thay đổi hay không thay đổi cái kết sinh thức mà ông nói. Ở đây đang nói rằng cái kết sinh thức mà ông nói thì nó rời khỏi xác chết. Vì nó rời khỏi xác chết và tái sinh, nên con người gọi cái đó là linh hồn.
Chư vị! Nhận thức của đa số cho biết rõ ràng rằng trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Khi một hữu tình chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác. Tôi nói đây là nhận thức không đúng đắn. Như thế nào là không đúng đắn? Ở đây, trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Chúng là hai thứ khác nhau. Nhận thức chúng là hai thứ khác nhau là không đúng đắn.
Vì vậy, chư vị, không có cái gọi là Linh Hồn theo nhận thức rằng trong một hữu tình đang sống như con người có linh hồn và thể xác, tức là nhận thức rằng linh hồn không phải là thể xác, thể xác không phải là linh hồn. Khi một hữu tình chết đi, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác.
Chư vị nghe nói như vậy thắc mắc rằng:
Không có linh hồn như nhận thức mà đa số đang nhận thức thì sau khi chết, cái không phải là hết là gì và nó là gì khi chưa chết? Có phải như vậy không?
Chư vị, tôi tuyên bố rằng không có cái chết. Nghĩa rằng không có cái chết như mọi người đã biết. Vì không có cái chết như vậy nên không có cái gọi là sau khi chết và cái gọi là trước khi chết. Trước và sau khi chết (như mọi người đã biết), chúng, tức là linh hồn sau khi chết, và linh hồn và thể xác trước khi chết, là một thực thể duy nhất, không phải là hai. Thực thể này không vĩnh hằng và thay đổi theo thời gian. Thực thể này là chúng sinh. Những gì mà chúng sinh chấp thủ cho rằng đây là của ta, đây là tự ngã của ta, đây là của tự ngã của ta, chúng chính là thực thể của chúng sinh đó.
Những gì mà chúng sinh chấp thủ cho rằng đây là của ta, đây là tự ngã của ta, đây là của tự ngã của ta, chúng chính là thực thể của chúng sinh đó.  Vì chúng sinh chấp thủ thực thể này là của mình, là tự ngã của mình, là của tự ngã của mình nên chúng trở thành thân tâm của chúng sinh.
Khi một thứ mà chúng sinh ấy không chấp thủ, không giữ lấy, không cho rằng đây là của ta, đây là tự ngã của ta, đây là của tự ngã của ta thì thứ đó không thuộc về thực thể của chúng sinh ấy, tức là không có liên quan.
Như vậy, ngay bây giờ, từng tế bào da chết đi. Tế bào da này trước đây một sát na, nó là của ta. Bây giờ ta không còn chấp thủ, giữ lấy chúng, không còn cho rằng đây là của ta, đây là tự ngã của ta, đây là của tự ngã của ta. Cho nên bây giờ, tế bào da đó không thuộc về thực thể của ta. Nó không có liên quan đến ta. Những gì còn lại mà ta chấp thủ, giữ lấy, cho rằng đây là của ta, đây là tự ngã của ta, đây là của tự ngã của ta thì chúng là thực thể của ta, tức là ta. Một cái chết vừa xảy ra đó là tế bào da. Bây giờ nó và ta không phải là một thực thể. Thực thể luôn thay đổi như vậy.
Khi một cái chết xảy ra lớn hơn, ví như chân ta bị đứt lìa. Trước khi chân bị đứt lìa, nó là của ta. Sau khi chân bị đứt lìa, ta không chấp thủ, không giữ lấy, không cho rằng nó là của ta, là tự ngã của ta, là của tự ngã của ta. Tức là sau khi chân bị đứt lìa, nó không phải của ta. Nó và ta không liên quan nhau. Thực thể thay đổi như vậy.
Khi một cái chết lớn hơn xảy ra, ví như cái thân xác mà ta nhìn thấy này không hoạt động được nữa. Trước khi nó không hoạt động được nữa thì nó là của ta. Sau khi nó không hoạt động được nữa thì ta không chấp thủ, không giữ lấy, không cho rằng nó là của ta, là tự ngã của ta, là của tự ngã của ta. Tức là sau khi nó không còn hoạt động được nữa, nó không phải là của ta. Thực thể thay đổi như vậy.
Vì con người thấy sự kiện rằng thân này không hoạt động được nữa, một sự kiện lớn, thay đổi lớn, mà đối với họ thì nó lớn đến mức hoàn toàn. Chính nhận thức đó, chính cái thấy thay đổi đến mức hoàn toàn nên cái chết, cái khái niệm chết sinh ra trong nhận thức của con người. Khi ấy, đối với người tin rằng chết không phải là hết, cái không phải là hết đó thì họ gọi là linh hồn.
Nhưng, ở đây, ta thấy rằng, cái còn lại đó mà con người gọi là linh hồn chính là thực thể của chúng sinh do chúng sinh ấy chấp thủ, giữ lấy, rằng nó là của ta, là tự ngã của ta, là của tự ngã của ta. Như vậy trước cái gọi là chết, sau cái gọi là chết, thực thể chúng sinh là một và nó thay đổi như vậy.
Thực thể đó của chúng sinh vẫn tồn tại, vẫn sống trước và sau cái gọi là chết. Trước cái gọi là chết, cái gọi là linh hồn và thể xác chính là một thực thể duy nhất và luôn thay đổi. Cái gọi là linh hồn sau khi chết và cái gọi là linh hồn và thể xác trước khi chết chỉ là một thực thể duy nhất và luôn thay đổi. Thay đổi lớn thì gọi là chết, chỉ có vậy thôi.
Nhưng, sau khi thay đổi lớn, thực thể chúng sinh tồn tại bằng thứ gì, nương vào đâu mà tồn tại, tức là cái gọi là linh hồn làm bằng thứ gì?
Chúc chư vị luôn an lạc và chánh tư duy. Không lấy chánh tuệ hay cái biết dù là phàm phu để làm trang sức. Nam mô Phật. Và đừng bao giờ sợ chết vì ta đã chết, đang chết, sẽ chết và không chết.
***
Pháp Không Chân Như:
Hôm nay, chúng ta sẽ nói đến vấn đề sau khi thay đổi lớn (tức là sau khi chết), thực thể chúng sinh là thứ gì.
Một số vị đã trình bày tri kiến của mình và trong đó có một số vị nói đúng. Như thế nào là đúng, tức là sau khi thay đổi lớn (tức là sau khi chết), thực thể chúng sinh là thứ gì?
Thực thể chúng sinh thì vô thường, nó luôn thay đổi, không thường hằng trước sau. Trước khi thay đổi lớn và sau khi thay đổi lớn, nó cũng luôn thay đổi. Trước khi thay đổi, nó là thứ gì thì sau khi thay đổi, nó vẫn là thứ ấy, dù là thay đổi lớn. Nghĩa rằng, nó chính là vật chất do chúng sinh chấp thủ là của mình, là chính mình, là của tự ngã của mình.
Tuy nhiên, trước khi thay đổi lớn, thực thể chúng sinh được cấu trúc phù hợp với thế gian mà chúng sinh ấy đã được nghiệp trước đây tương ưng với thế gian ấy. Nó có những phương tiện phù hợp và cấu trúc phù hợp cho sự vận hành cộng nghiệp của thế gian. Vì là những cấu trúc tương ưng với thế gian nên cấu trúc ấy chỉ tồn tại một thời gian phù hợp với cộng nghiệp chung của thế gian ấy.
Ví như chúng ta đang là con người trên Trái Đất. Tức là trước đây, nghiệp của chúng ta tương ưng với con người trên Trái Đất cho nên chúng ta có mặt ở đây với cái thân con người như thế này. Thân con người như thế này chính là cấu trúc cộng nghiệp của con người trên Trái Đất. Nó có những phương tiện phù hợp và cấu trúc phù hợp để tồn tại trên Trái Đất một cách linh hoạt và nhu nhuyến hơn, dễ sử dụng hơn các loài khác tại Trái Đất này. Và vì vậy, nó cũng chỉ tồn tại được một thời gian với sự vận hành theo cấu trúc đó.
Trong cấu trúc phức tạp của con người, ngoài những thành phần vật chất mà mọi người đã biết đến được cấu tạo từ các nguyên tử ghi trong bảng tuần hoàn Mendeleev, có những thành phần vật chất khác vi tế hơn, không phụ thuộc vào sự nuôi sống (cân bằng) của hệ vật chất từ bên ngoài như những thực phẩm, nước uống và không khí nhưng nó vẫn tồn tại và chi phối sự vận hành cấu trúc của vật chất thô sơ.
Hệ cấu trúc bởi vật chất vi tế trong thực thể chúng sinh không phải là bất biến. Nó có thể tăng thêm hoặc giảm bớt, có thể thay đổi trật tự và sự vận hành của nó tùy theo nghiệp huân tập của chúng sinh và vận hành của chúng sinh đó. Nó có thể thay đổi và làm thay đổi gen của con người và những thứ khác về tâm thức và trí tuệ. Nó vận hành khắp cơ thể thô sơ của con người. Và nó kết hợp với thân thể thô sơ trở thành một thực thể duy nhất.
Sau khi có sự thay đổi lớn, hệ vật chất vi tế còn lại đến lúc đó sẽ rời khỏi thân thể thô sơ phụ thuộc những thứ từ bên ngoài để nuôi sống (để cân bằng ổn định trạng thái). Cái đó, con người gọi là linh hồn. Nó chính là thực thể chúng sinh sau khi chết (sau khi thay đổi lớn). Nó, những gì còn lại của chúng sinh, tức là những gì còn được chấp thủ là của mình, là chính mình, là của tự ngã của mình. 
Nếu một vị tu hành đắc đạo nhập niết bàn thì Nó không còn là của vị ấy. Nó bị bỏ lại và nó tự tại như chính nó, không có tánh biết để biết mọi thứ và những thứ thuộc về chân tâm.
Tôi đã trình bày xong. Chư vị có thắc mắc gì hay không?

Quảng Pháp:
Thưa Sư phụ, đệ tử xin hỏi: Có phải nội nghiệp của chúng sinh thì được ghi nhận trong thành phần vật chất vi tế còn lại sau khi chết này?

Pháp Không Chân Như:
Đúng vậy.

Quảng Pháp:
Thưa Sư phụ, đệ tử xin hỏi: Thực thể chúng sinh tồn tại sau khi chết này thì vẫn có tánh biết? Tánh biết đó còn có gì tương đương với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và và ý thức không ạ?

Pháp Không Chân Như:
Thứ ông nói là thức chứ không nên nói là tánh biết để tránh nhầm lẫn những thứ thuộc về Phật tánh.

Chân Như Vô Ngại:
Sư phụ cho đệ tử hỏi:
"Hệ cấu trúc bởi vật chất vi tế trong thực thể chúng sinh không phải là bất biến. Nó có thể tăng thêm hoặc giảm bớt, có thể thay đổi trật tự và sự vận hành của nó tùy theo nghiệp huân tập của chúng sinh và vận hành của chúng sinh đó. Nó có thể thay đổi và làm thay đổi gen của con người và những thứ khác về tâm thức và trí tuệ.", đệ tử suy ra rằng có thể thay đổi hệ cấu trúc bởi vật chất vi tế theo một cách nào đó thì cấu trúc vật chất thô sơ sẽ thay đổi theo tương ứng theo cách nào đó; sự thay đổi đó không phải bằng cách dùng những vật chất bên ngoài (đồ ăn, thức uống...); suy ra như vậy có đúng không; và có phải chính nó điều khiển sự sống của chúng sinh?

Pháp Không Chân Như:
Chân Như Vô Ngại nói không đúng. Tôi đã nói nó là một thực thể duy nhất thì tại sao ông lại xem là hai để lấy cái này sửa cái kia.

Quảng Pháp:
Sư phụ cho đệ tử hỏi: Thực thể chúng sinh sau khi chết này thì thức của chúng có gì tương đồng với nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, và ý thức của con người ta đang sống?

Pháp Không Chân Như:
Nó tương đồng. Quảng Pháp.

Quảng Pháp:
Vậy thực thể này có nhìn, nghe... được thế giới, con người mà ta đang sống đây?

Pháp Không Chân Như:
Cái tánh tò mò của các vị vẫn không quên được. Biết là không lợi ích gì nhưng vẫn muốn biết. Nói tóm gọn là không thể giống nhau. Ví như mắt ông bị nhòe thì ông nhìn vật đã khác huống chi là tận đến vi tế trực tiếp nhận lấy. Ví như phần não điều khiển tai của ông bị hỏng thì ông có nghe đúng như mọi người nghe không. Nếu nghe đúng thì nó nghe đúng. Nếu nghe không đúng thì nó cũng vậy.

Quảng Pháp:
Vâng thưa sư phụ, tức là đệ tử hiểu rằng thức này thì tương đồng chứ không thể nghe thấy rõ, nhìn thấy rõ... như người ta đang sống đây. Đệ tử có gì sai xin được sám hối trước Sư phụ.

Pháp Không Chân Như:
Tuy nhiên có những trường hợp vẫn có thể hiểu được. Ví như các giác quan của ông bị hỏng nhưng có những trường hợp ông vẫn hiểu được. Như trong người ông nóng ông cũng biết nóng vậy.
---
Pháp thoại vào lúc 21 giờ ngày 05 và ngày 09 tháng 6 năm 2016 
Chủ giảng: Pháp Không Chân Như
Kết tập (biên tập): Hoàng Lạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét