Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ NGHIỆP - NGHIỆP QUẢ

"Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh, nó luôn ảnh hưởng đến thế giới xung quanh huống chi là vận động thô sơ bằng thân thể hoặc thiết bị công nghệ,.. Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh và những vận động của thân hay thiết bị công nghệ,... có những điểm chung tương tự nhau hoặc riêng lẻ. Sự vận động có những điểm chung của đa số ảnh hưởng đến chính bản thân, những chúng sinh xung quanh và thế giới xung quanh. Sự vận động như vậy là nghiệp cộng đồng và chúng sinh nơi đó sẽ nhận kết quả của sự vận động đó."
(Pháp Không Chân Như)
***
Pháp Không Chân Như:
Đây là phẩm quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi loài vì nó cho cho ta sự hiểu biết mọi hành vi, cử chỉ, lời nói và ý nghĩ của mình có ảnh hưởng như thế nào đến mọi thứ hiện tại và tương lai liên quan đến chính mình.
Chân Như Tuệ Không:
Vâng, thưa Sư Phụ. Vì con kết nối các phẩm về linh hồn và xá lợi có chỗ con chưa hiểu được. Con đang mong được nghe tiếp ở phẩm này để con có thể được hiểu rõ hơn ạ.
Pháp Không Chân Như:
Phẩm này chính là nói về luật nhân quả và luân hồi của chúng sinh. Chúng ta thường nói và nghe nói về nghiệp. Vậy theo chư vị thì như thế nào gọi là nghiệp?
Quảng Pháp:
Kính bạch Sư phụ, theo con hiểu, nghiệp là những hành vi tạo tác của chúng sinh từ Thân, Khẩu, Ý. Nghiệp có nội nghiệp và ngoại nghiệp. Nội nghiệp là: khi ta tạo tác bất kỳ một hành vi nào tâm thức của ta đều ghi nhận và lưu trữ lại và tạo thành nội nghiệp. Ví như một hành vi mà làm cho ta tăng trưởng tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả hoặc tăng trưởng về Đức, tăng trưởng về Trí,... thì là nội nghiệp thiện, còn ngược lại là nội nghiệp ác. Ngoại nghiệp là: khi ta tạo tác bất kỳ một hành vi nào, mà hành vi đó có ảnh hưởng đến một hay nhiều chúng sinh khác thì hành vi đó được tâm thức của chúng sinh khác ghi nhận lại và tạo thành ngoại nghiệp. Nếu hành vi đó có lợi ích cho chúng sinh khác thì tâm thức chúng sinh này ghi nhận và đến khi đủ duyên sẽ báo đáp, còn hành vi gây hại cho chúng sinh khác thì ngược lại. Ví như ta tạo tác một hành vi mà hành vi đó làm cho chúng sinh tăng trưởng được tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả, tăng trưởng được về Đức hoặc Trí hoặc cả 2 thì hành vi đó là ngoại nghiệp thiện và ngược lại là ngoại nghiệp ác. Ngoại nghiệp thiện khi đủ duyên sẽ được báo đáp, ngoại nghiệp ác khi đủ duyên sẽ bị báo oán.
Nơi lưu trữ của Nghiệp của chúng sinh là Tàng thức, mà phần tâm thức này không bị mất đi khi xác thân của chúng sinh chết. Vì vậy, nghiệp được luân chuyển từ kiếp này sang kiếp khác - gọi là Luân hồi. 
Chân Như Tuệ Không:
Dạ, thưa Sư Phụ. Theo con nghĩ thì nghiệp là những hành vi tạo tác của ta ở nơi thân, khẩu, ý. Những hành vi tạo tác đó được ghi nhận trong tâm của ta hoặc được ghi nhận trong tâm của người khác.
Pháp Không Chân Như:
Còn chư vị khác thì sao?
Dinh The Dung:
Dạ, thưa sư phụ. Theo con hiểu thì nghiệp là những hành vi, ý do ta chấp ngã tạo tác từ đời này và các kiếp trước huân tập. Nghiệp được lưu giữ nơi thân và nơi thức ạ. Con còn nông cạn mong sư phụ và mọi người khai ngộ.
Pháp Không Chân Như:
Trần Kim Chung thì nghĩ thế nào? Khi chư vị tham gia nên nhiệt tâm, tiết kiệm thời gian. Để mọi người phải đợi nhau là ta đang lãng phí thời gian của nhau.
Trần Kim Chung:
Con chỉ biết nghiệp là những hành vi tạo tác, được lặp đi, lặp lại ạ.
Loc Le (Lê Huy):
Nam Mô Phật, con cung kính bái kiến Sư Phụ! Con chưa hiểu biết hết tất cả các phương diện của nghiệp, nghiệp quả! Con chỉ biết một phần là khi một pháp được hình thành dù nó thuộc về tánh hay tướng, thiện hay bất thiện đều được gieo trồng vào mảnh đất tâm trong tàng thức. Khi các duyên nhóm họp và huân tập đều đủ sẽ hiện thành nghiệp quả. Nam Mô Sư Phụ chỉ giáo thêm cho con!
Han Eun Hee:
Dạ! Theo con nghiệp chính là những hành vi, việc làm, ý nghĩ của mình về mình, về các đối tượng khác và của đối tượng khác về chính họ và về mình được tích luỹ từ xa xưa tới nay ạ.
Pháp Không Chân Như:
Chư vị có người hiểu đúng, có người hiểu đúng chưa đủ, có người hiểu chưa rõ. Những gì được tâm thức ghi nhận và được tâm thức lưu trữ gọi là nghiệp. Những hành vi, cử chỉ, lời nói và ý nghĩ của mình hoặc của kẻ khác hoặc xung quanh được tâm thức của mình ghi nhận và lưu trữ là nghiệp bên trong, gọi là nội nghiệp. Những hành vi, cử chỉ, lời nói và ý nghĩ của mình được tâm thức của kẻ khác ghi nhận và lưu trữ là nghiệp bên ngoài, gọi là ngoại nghiệp.
Chân Như Tuệ Không:
Thưa Sư Phụ, vâng ạ.
Pháp Không Chân Như:
Vậy theo chư vị thì nghiệp cộng đồng (cộng nghiệp) là như thế nào, nhân đâu mà có?
Han Eun Hee: 
Nam mô Phật! Dạ thưa ngài! con nghĩ rằng nghiệp cộng đồng là tổng hợp nội nghiệp và ngoại nghiệp của một nhóm cộng đồng có liên quan đến nhau ạ.
Pháp Không Chân Như:
Tổng hợp là như thế nào vậy Han Eun Hee?
Han Eun Hee:
Dạ tức là hợp nghiệp ạ! Tức các nhóm hành vi, hành động, tác ý có mục đích giống nhau hoặc gần giống nhau ạ.
Pháp Không Chân Như:
Hợp nghiệp bằng phương thức nào vậy Han Eun Hee?
Han Eun Hee:
Thưa ngài! Con nghĩ hợp nghiệp bằng phương thức là các nhóm đối tượng cùng có hành động, tác ý về cùng một mục tiêu, mục đích. Dẫn đến một kết quả chung có thể là tích cực hoặc tiêu cực hoặc trung tính tuỳ thuộc vào từng tác động, tác ý của từng đối tượng trong cộng đồng đó ạ. Và kết quả chung đó lại ảnh hưởng lại tới tất cả từng đối tượng trong cộng đồng đó ạ.
Quảng Pháp:
Thưa sư phụ, theo con hiểu thì nghiệp cộng đồng ví dụ thế này: Những năm đất nước Việt Nam chiến tranh, hầu hết những người thanh niên tham gia nhập ngũ và lên đường chiến đấu, đa số họ đã có giết chết quân thù. Khi giết hại như vậy, nội nghiệp hình thành trong tâm thức họ giống nhau, ngoại nghiệp hình thành trong tâm thức kẻ thù của họ giống nhau. Như vậy, quá trình đó tất cả họ hình thành cộng nghiệp.
Pháp Không Chân Như:
Chư vị phải liên hệ với các quy luật của vật chất và thực thể chúng sinh là gì khi nói về nghiệp, cộng nghiệp. Nếu rời nó thì không thể nói đúng được.
Chân Như Tuệ Quang: 
Sư Phụ có thể phương tiện cho con hiểu thêm về các quy luật của vật chất và thực thể chúng sinh khi nói về nghiệp, cộng nghiệp ạ.
Trần Kim Chung:
Bạch thầy, mọi chúng hữu tình cùng sống trong một không gian, một môi trường (vi dụ như cùng sống chết ở trên sa mạc, hay sinh hoạt trong mọi xã hội,... hoặc cùng chung sống một nhà) là mọi người có cộng nghiệp.
Quảng Pháp:
Ví như đa số loài người đang sống ở thời nay thì ăn thịt chúng sinh, phá hoại môi trường của Trái đất, tham, sân, si... Vậy họ gây ra nội nghiệp giống nhau và ngoại nghiệp ghi lại trong tàng thức của những chúng sinh khác cũng giống nhau. Vì vậy những con người thời nay sống trên Trái đất sẽ hình thành Nghiệp cộng đồng.
Pháp Không Chân Như:
Như nghiệp ở trên (tôi) đã nói là nghiệp cá nhân, là biệt nghiệp.
Dinh The Dung:
Kính thưa sư phụ cùng các huynh: theo đệ hiểu cộng nghiệp là nghiệp của mỗi người (nội nghiệp và ngoại nghiệp) do hội đủ điều kiện nhân duyên và hình thành quả nghiệp (bản thể vẩn là quả của mỗi người) nhưng quả này tác động đến nhiều người do sự cộng nghiệp của nhiều người. Con nông cạn kính thầy và các huynh chỉ bảo thêm ạ.
Pháp Không Chân Như:
Chư vị đã tin rằng có các cõi như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời. Các cõi này do cộng nghiệp chúng sinh hình thành. Chư vị biết rằng trên Trái Đất có từng vùng xã hội mà con người trong vùng đó tương thích nhau về hành vi, cử chỉ, lời nói và ý nghĩ. Các vùng như vậy là do cộng nghiệp con người hình thành.
Con người trên Trái đất tương thích nhau về hành vi, cử chỉ, lời nói và ý nghĩ, hình dạng, ngôn ngữ,... Con người trên Trái đất có được như vậy là do cộng nghiệp con người hình thành. Trên Trái đất có những loài thực vật phong phú, đa dạng phù hợp với từng loài hoặc nhiều loài động vật và con người trên Trái đất. Các loài thực vật có được như vậy là do cộng nghiệp chúng sinh trên Trái đất hình thành.
Những người trong gia đình có những hành vi, cử chỉ, lời nói, ý nghĩ, hình dạng,... giống nhau. Sự giống nhau đó là do cộng nghiệp hình thành.
Lê Huy:
Bạch Sư Phụ những thiên tai địa ách như động đất, sóng thần, hạn hán, lũ lụt v.v... những hiện tượng xảy ra từ thiên nhiên đem lại thảm họa hoặc hạnh phúc cho nhiều loài, cho riêng một quốc gia hay cả toàn cầu. Bạch Sư Phụ! có phải chăng đây cũng là cộng nghiệp?
Quảng Pháp:
Theo tôi là đúng vậy!
Pháp Không Chân Như:
Đúng nhưng mà không đúng, không đúng nhưng mà đúng. Tuy nhiên câu hỏi này sinh ra sự đàm thoại lan man dài dòng.
Han Eun Hee:
Dạ, Thưa ngài! liệu có phải là do cả nhóm cộng đồng đó được thừa hưởng, có những cấu tạo, cấu trúc vật chất thân thể tương đồng nhau không ạ? Mong ngài chỉ dạy?
Pháp Không Chân Như:
Vậy, cộng nghiệp là như thế nào? Nhân đâu mà có?
Quảng Pháp:
Thưa sư phụ, Vậy những chúng sinh cộng nghiệp tức là những chúng sinh đó đã từng gây nghiệp giống nhau ở thời quá khứ.
Pháp Không Chân Như:
Thế nào là quá khứ?
Quảng Pháp:
Quá khứ ý con nói ở đây là 1 kiếp trước hoặc 2 kiếp trước hoặc nhiều kiếp trước, thưa sư phụ.
Pháp Không Chân Như:
Quá khứ như ông nói thì không đúng. Ngay trước hiện tại trở về trước gọi là quá khứ. Vậy những thứ từ thời quá khứ như ông nói bao hàm vừa xảy ra mới đúng. Nói là nghiệp giống nhau thì chưa phù hợp mà nên nói là tương ưng.
Nguyên Thanh:
Cộng nghiệp là các thái độ, hành vi của các thực thể ở cùng chung một điều kiện, môi trường,... tăng giảm tương ứng với nhau, thường chịu tác động tích cực hoặc tiêu cực như nhau...
Chân Như Tuệ Không:
Thưa Sư Phụ, con hiểu như vầy. Cộng nghiệp là tương kết những nghiệp giống nhau hội tụ một nơi tương ứng những nghiệp đó. Do những chúng sinh đã tạo tác những nghiệp, mà những nghiệp do những chúng sinh này tạo tác là giống nhau. Nên đã hội tụ với nhau. Con hiểu vậy đúng không ạ.
Chân Như Tuệ Quang:
Dạ theo con suy ngẫm cộng nghiệp là nghiệp giống nhau của các cá thể chúng sinh được tâm thức ghi nhận và lưu trữ bên trong tâm thức mỗi chúng sinh, tức là những chúng sinh có nội nghiệp giống nhau thì cộng nghiệp được hình thành ạ. Nam mô Sư phụ. Nghiệp của mỗi chúng sinh thì có vô số nghiệp giống nhau và vô số nghiệp khác nhau. Các nghiệp ấy được lưu trữ trong tâm thức của mỗi chúng sinh.
Pháp Không Chân Như:
Phần cộng nghiệp này quan trọng vì khi hiểu biết nó, hành vi và các pháp tu của chư vị sẽ đúng hướng, không mê tín. Ngoài ra, nó giúp chư vị hiểu được sự hình thành của một gia đình, một xã hội, một cộng đồng, thế giới sinh vật, các loài, các cõi. Mọi thứ đó đều do cộng nghiệp hình thành, chẳng phải do riêng ai hay đấng toàn năng tạo ra. Vậy nên chư vị hãy suy ngẫm thêm và trình bày ý kiến của mình.
Dinh The Dung:
Để nhân duyên nói về nghiệp và nghiệp quả được thêm phần lợi lạc, kính xin Sư phụ sau khi nói về nghiệp và nghiệp quả chỉ bày cho chúng con: (1) làm sao không tạo thêm nghiệp; (2) thấu suốt bản thể nghiệp, bản lai không; (3) phương thức tinh tấn dứt trừ lậu hoặc (nghiệp đã xảy ra).

Pháp Không Chân Như:
Vâng. Nam mô Phật. Tôi sẽ vì các vị mà trình bày. Các vị và bạn bè các vị hoan hỷ dành thời gian đến để mà thấy, đem lại lợi ích cho mình và cho đa số.
Như các vị đã nghe tôi trình bày về thực thể chúng sinh trong phẩm Nói về Linh hồn, trình bày về Xá lợi và trình bày nghiệp là gì, nội nghiệp, ngoại nghiệp. Trong những trình bày này, thực thể chúng sinh và tâm thức đều có cấu trúc vật chất. Trong thế giới vật chất, mọi sự thay đổi, biến động dù là vi tế đều được lan truyền trong không gian, trong vật chất. Ví như chư vị nghĩ thì sự nghĩ đó là một quá trình thay đổi, biến động của vật chất trong thực thể của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian và trong vật chất. Ví như chư vị có một niệm trong tâm thức thì niệm đó cũng là sự thay đổi, biến động của vật chất trong tâm thức của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian và trong vật chất. 
Ví như chư vị thấy sầu, bi, ưu, khổ, vui, lạc, hạnh phúc, tức giận, thương yêu,... những trạng thái tâm như vậy là sự thay đổi, biến động của vật chất trong tâm của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian, trong vật chất. Ví như chư vị mong muốn, ước ao, cố gắng, quyết tâm, tác ý ác, tác ý thiện,... là sự thay đổi, biến động của vật chất và nó sẽ lan truyền trong không gian, trong vật chất. 
Như vậy, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, ý nghĩ, tâm trạng,..., mọi cảm thọ, tưởng, hành, thức là sự thay đổi, biến động của vật chất và nó sẽ lan truyền trong không gian, trong vật chất. Mà rằng, tâm thức, thực thể của chúng sinh và thế giới xung quanh đều có cấu trúc vật chất. 
Vậy tâm thức của người này, tâm thức của người kia,... và thế giới vật chất xung quanh luôn bị ảnh hưởng lẫn nhau vì chúng có cấu trúc vật chất và mọi thay đổi, biến động đều lan truyền qua lại.
Chư vị cũng đã từng nghe tôi tuyên bố thế giới vật chất là một trường chân không liên tục. Một biến động tại một vị trí thì sự biến động đó sẽ lan truyền ra xung quanh. Nói đến đây, chư vị đã hiểu được tại sao con người dùng ý nghĩ có thể làm thay đổi trạng thái của vật chất, hiểu được thần giao cách cảm, hiểu được ý nghĩ và tâm trạng của con người ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến thế giới vật chất xung quanh. Mặc dù, con người hiện nay không thể hiểu được vì sao như vậy.
Bây giờ tôi sẽ nói về thực vật từ đâu mà có. Sau đó, tôi sẽ nói thân chúng sinh từ đâu mà có, ví như thân con người chẳng hạn. Ở một nơi, ví như Trái đất chúng ta, thực vật là thứ có mặt sau chúng sinh. Mọi nơi khác cũng đều như thế.
Từ thời sơ khai trên Trái đất, chúng sinh có mặt trên Trái đất này với cái thân đơn giản ví như một đám khí, một nhóm vật chất kết tụ, một hạt vật chất thô sơ,... không cần ăn, không cần uống, không cần hít thở không khí.
Trong quá trình tồn tại của chúng sinh, chúng sinh ước muốn, loài này ước muốn, loài kia ước muốn, kẻ này ước muốn, kẻ khác ước muốn, ước muốn xung quanh ta có thứ như thế này, có thứ như thế kia, thân ta như thế này thế kia. Những ước muốn nối tiếp nhau từ ước muốn ban đầu đơn giản. Do ước muốn mãnh liệt và kéo dài, những ước muốn ấy lan truyền trong không gian và trong vật chất làm cho không gian và vật chất thay đổi dần dần hình thành những thứ theo những ước muốn đó.
Sự hình thành của một loại thực vật đơn sơ là một quá trình lâu dài nhiều đời nhiều kiếp. Thực vật tiến hóa theo sự đòi hỏi trong ước muốn ngày càng cao của chúng sinh. Quá trình tiến hóa thực vật là một quá trình lâu dài nhiều đời nhiều kiếp. Trên Trái đất có nhiều loài chúng sinh và nhiều ước muốn khác nhau nên quá trình thành và phát triển thực vật có nhiều loài khác nhau theo ước muốn của chúng sinh. Ví như cây lúa hôm nay, nếu những người nông dân đều ước muốn lâu dài rằng nó trở thành một cây nhiều hạt to gấp bội thì qua nhiều đời nhiều kiếp, nó sẽ phát triển thành cây lúa có nhiều hạt to gấp bội so với bây giờ.
Ở trên tôi đã nói nguyên nhân hình thành các loài thực vật đó là do ước muốn của chúng sinh mãnh liệt qua nhiều đời nhiều kiếp. 
Hôm nay chư vị có cây lúa để ăn, có trái bí để ăn, có bắp ngô để ăn, có rau quả để ăn,... từ thực vật, có loài cây này cây nọ để phục vụ cho nhu cầu đời sống của chư vị là nhờ chúng sinh nhiều đời nhiều kiếp ước muốn mà có. Nên nay tôi nói cho chư vị biết, những gì mà chư vị có được hôm nay kể cả cái thân của chư vị là nhờ ân đức của chúng sinh trong nhiều đời nhiều kiếp trước. Đây, điều tôi vừa nói, chính là ân đức của chúng sinh. Phật từng dạy chúng ta phải báo đáp ân đức của chúng sinh. Nay tôi nói cho chư vị biết ân đức lớn của chúng sinh là như vậy.
Các loài chúng sinh trên Trái đất này, hiện tại đều góp phần vào sự sinh tồn của chúng ta, mỗi loài đều đem lại lợi ích cho chính mình, cuộc sống và môi trường sống của mình huống chi nhiều đời nhiều kiếp, các loài ấy có ân đức to lớn với mình nên mình mới có được như ngày hôm nay. Chẳng nên lấy oán báo ân. Chẳng nên vì bản thân mình mà làm khổ đau kẻ đã giúp mình có được như ngày hôm nay. Nghịch cảnh thay, thương xót thay nếu mình lấy oán báo ân!
Trần Linh Thùy:
Nam mô sư phụ! Như Ngài Đại Ca Diếp từng nói chỉ vì miếng ăn và chổ ở của ta mà gây khổ đau và giết hại cho nhiều chúng sinh. Ăn chỉ cần 1 bữa. Ngủ chỉ cần có chỗ là được! Không nên vì bản thân mình mà làm hại chúng sinh. Lời dạy của Thầy con xin ghi nhớ.
Pháp Không Chân Như:
Trái đất cũng như những hành tinh, vì sao, thiên hà,... hệ vật chất của nó có quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại, rồi lại tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại. Quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại của các hành tinh, vì sao, thiên hà,... gắn liền với quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại các hệ thực vật (nếu có), các loài hữu tình các nơi ấy.
Như trên Trái đất, chúng sinh không có thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân như hôm nay khi Trái đất đang ở giai đoạn tụ tập, hình thành, biến đổi lớn, hủy hoại. Mỗi lần một cõi bị hủy hoại, thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của chúng sinh đều phải bị hủy hoại, rồi lại tụ tập, tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại.
Đối với hệ thực vật trên Trái đất cũng như thế. Các loài thực vật không có thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân như hôm nay khi Trái đất đang ở giai đoạn tụ tập, hình thành, biến đổi lớn, hủy hoại. Mỗi lần Trái đất bị hủy hoại, thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của các loài thực vật đều phải bị hủy hoại, rồi lại tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại.
Chư vị thấy rằng trong quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại, thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của chúng sinh và các loài thực vật không có sẵn.  Quá trình tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của chúng sinh và các loài thực vật đều nương theo ý của chúng sinh nơi đó.
Ý muốn của chúng sinh, dù là thiện hay ác, hay không thiện không ác, có đa số, được làm cho sung mãn, được làm cho mãnh liệt, được duy trì đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp khác, nhiều đời nhiều kiếp như vậy nên vật chất được làm cho tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của chúng sinh và các loài thực vật.
Quá trình tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của chúng sinh và các loài thực vật như vậy gọi là quá trình tiến hóa thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân. 
Ý muốn của từng loài chúng sinh, dù là thiện hay ác, hay không thiện không ác, có đa số, được làm cho sung mãn, được làm cho mãnh liệt, được duy trì đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp khác, nhiều đời nhiều kiếp như vậy nên vật chất được làm cho tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân loài đó là nghiệp cộng đồng của loài đó.
Ý muốn của từng loài chúng sinh, dù là thiện hay ác, hay không thiện không ác, có đa số, được làm cho sung mãn, được làm cho mãnh liệt, được duy trì đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp khác, nhiều đời nhiều kiếp như vậy nên vật chất được làm cho tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của các loài thực vật là nghiệp cộng đồng của loài chúng sinh đó.
Ý muốn của chúng sinh, dù là thiện hay ác, hay không thiện không ác, có đa số, được làm cho sung mãn, được làm cho mãnh liệt, được duy trì đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp khác, nhiều đời nhiều kiếp như vậy nên vật chất được làm cho tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội thân của chúng sinh và các loài thực vật ở cõi nào là nghiệp cộng đồng ở cõi đó.
Ở giai đoạn tụ tập, chúng sinh có mặt ở một cõi không nhất định chỉ có hoặc không nhất định bao gồm đầy đủ chúng sinh đã có mặt tại cõi đó ở các giai đoạn trước đó của quá trình tụ tập, hình thành, biến đổi lớn, hủy hoại. Chúng sinh có mặt ở một cõi đó có thể đã từng có mặt ở cõi khác tương ưng mà đến.
Ngay cả sự sinh, chúng sinh được cha mẹ sinh ra ở cõi này không nhất định là chúng sinh đó đã từng có mặt tại cõi đó ngày trước đó. Chúng sinh được cha mẹ sinh ra ở cõi này có thể đã từng có mặt ở cõi khác tương ưng mà đến.
Qua quá trình tụ tập, hình thành, biến đổi lớn, hủy hoại của một cõi, chư vị thấy rằng trong tâm thức của chúng sinh sau khi cõi đó bị hủy hoại có dung chứa, kế thừa tàng thức từ quá khứ. Cho nên ý muốn, ao ước về một thế giới xung quanh như thế này thế kia, thân ta như thế này thế kia có thể được khởi niệm từ tàng thức trước đó.
Ví như chúng ta đang là con người, đang có hình dạng, thân thể và cơ chế vận hành nội tại như thế này ngày hôm nay. Sau khi Trái đất bị hủy hoại, nếu không tương ưng đến các cõi khác, ta sẽ vẫn có mặt trong quá trình hủy hoại và tu tập của Trái đất. Ta có thể sẽ khởi niệm trong tàng thức quá khứ của ta về cái thân, hình dạng, cơ chế vận hành (mà ta đang có hôm nay đây).
Và quá trình tụ tập, hình thành thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội tại của ta dần dần giống như thân thể, hình dạng và cơ chế vận hành nội tại của ngày hôm nay. Cho nên được thân người có nhiều phương tiện như thế này hôm nay là khó. Không phải tự nhiên mà có được hoặc do đấng toàn năng nặn tạo ra. Có được một cái thân như thế này là một quá trình hình thành lâu dài nhiều đời nhiều kiếp từ những hệ vật chất đơn giản. Nhưng đừng có nghĩ rằng con người tiến hóa từ loài vượn. Lộ trình tụ tập, hình thành của từng loài khác nhau.
Nói rằng thân thể con người chúng ta cần ăn uống, hít thở không khí chính là quá trình vận động, trao đổi vật chất với môi trường xung quanh để đảm bảo sự cân bằng ổn định trạng thái thân thể của ta mà thôi. Nếu thân thể của chúng ta không cân bằng ổn định trạng thái thì sự bị biến động lớn và hủy hoại xảy ra.
Nói rằng thân thể của chúng sinh ở hệ vật chất đơn giản không cần ăn, không uống, không cần hít thở không khí thì đó là ta đang nói theo cái nhìn thô sơ. Bản thân hệ vật chất đơn giản cũng vận động, trao đổi vật chất với môi trường xung quanh để đảm bảo sự cần bằng ổn định trạng thái thân thể đó.
Dù thực thể của chúng sinh hay của thực vật ở dạng thô sơ hay vi tế, nhìn thấy hay không thể nhìn thấy, nhu nhuyến hay không nhu nhuyến thì nó vẫn vận động, trao đổi vật chất với môi trường xung quanh để đảm bảo sự cân bằng ổn định trạng thái thân thể đó. Nếu thân thể đó xảy ra không cân bằng ổn định trạng thái thì sẽ bị biến động lớn và hủy hoại.
Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh, nó luôn ảnh hưởng đến thế giới xung quanh huống chi là vận động thô sơ bằng thân thể hoặc thiết bị công nghệ,.. Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh và những vận động của thân hay thiết bị công nghệ,... có những điểm chung tương tự nhau hoặc riêng lẻ. Sự vận động có những điểm chung của đa số ảnh hưởng đến chính bản thân, những chúng sinh xung quanh và thế giới xung quanh. Sự vận động như vậy là nghiệp cộng đồng và chúng sinh nơi đó sẽ nhận kết quả của sự vận động đó.
Sự vận động của ý thức của chúng sinh và những vận động của thân hay thiết bị công nghệ,... đều xuất phát từ sự vận động của ý thức của chúng sinh. Sự vận động của ý thức của chúng sinh xảy ra điểm chung của đa số, nó có thể là những vận động kéo dài hoặc trong thời gian ngắn. Nó đều ảnh hưởng đến chính bản thân, những chúng sinh xung quanh và thế giới xung quanh. Sự vận động như vậy là nghiệp cộng đồng và cộng đồng đó sẽ nhận lấy kết quả từ sự vận động đó.
Ví như ở một cộng đồng người tại một khu vực như một đất nước, nếu đa số cư dân đều vận động với ý thức rằng: hãy bắn chết nó, hãy giết chết nó, hãy tấn công nó,... Những ý thức đó được làm cho sung mãn, mãnh liệt, nó sẽ tác động lên những người còn lại và xung quanh, làm cho cộng đồng đó trở nên mãnh liệt về sự giết hại và kết quả chiến tranh và giết hại xảy ra.
Ví như tại một cõi nước như Trái đất, ý thức của con người đa số trở nên bất thiện, đạo đức suy đồi, Phật pháp lụi tàn, tôn sùng tà kiến và ác pháp, đa số như thế, kéo dài như thế thì sự vận động ý thức đó ảnh hưởng đến chính mình, những chúng sinh xung quanh và thế giới xung quanh làm cho cõi này trở thành cõi ác, các loài thực vật cũng theo đó mà biến đổi trở thành những thực vật độc hại, môi trường trở nên độc hại, tuổi thọ con người suy giảm, vật chất vận động mạnh, biến động gây ra sự hủy hoại.
Cho nên sự vận động ý thức của chúng sinh ảnh hưởng lớn đến xung quanh nếu nó đa số, mãnh liệt, kéo dài. Vì rằng ý thức, thế giới xung quanh đều chung là vật chất.
Tôi đã nói xong về Nghiệp cộng đồng, nhân của nghiệp cộng đồng, nghiệp cá nhân. Các buổi tiếp theo sẽ trình bày về Nhân Quả. Chúc chư vị luôn thành tựu.
(Pháp thoại Tại HỘI SÀNG LỌC CHÁNH PHÁP)
Chủ giảng: Pháp Không Chân Như
Kết tập: Hoàng Lạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét