"Tu hành và chứng đắc không có sự chứng nhận hay thừa nhận của kẻ khác, và cũng không cần sự chứng nhận hay thừa nhận của kẻ khác. Chỉ có Phật tánh của kẻ đó chứng nhận mà thôi." (Pháp Không Chân Như)
***
Ngoại Shin:
Thưa thầy, xin cho con hỏi cư sĩ tại gia tu hành có được giải thoát không? Con nghe sư cô giảng là xuất gia mới được giải thoát, còn tại gia phải trở lại tu một kiếp nữa mới giải thoát. Xin thầy hoan hỷ.
***
Ngoại Shin:
Thưa thầy, xin cho con hỏi cư sĩ tại gia tu hành có được giải thoát không? Con nghe sư cô giảng là xuất gia mới được giải thoát, còn tại gia phải trở lại tu một kiếp nữa mới giải thoát. Xin thầy hoan hỷ.
Pháp Không Chân Như:
Ngoại Shin! Mỗi chúng sinh đều có Phật tánh. Lắng nghe, thấu hiểu, tin tưởng, hành trì tinh tấn theo sự hướng dẫn của chư Phật và các bậc đại thiện tri thức, không buông lung thì giải thoát là tất yếu. Người làm như vậy gọi là kẻ chân tu.
Giác ngộ không hạn định thời gian và nơi chốn, chỉ phụ thuộc vào người tu hành.
Nói về đạo pháp thì không có ranh giới để phân biệt người tu tại gia và người xuất gia, cũng không có quy định rằng người cạo đầu, ở chùa tu hành là người xuất gia, còn người không cạo đầu, ở nhà hay ở nơi nào đó tu hành thì không phải là người xuất gia. Nếu người tu tại gia tu hành buông lung thì chẳng phải là kẻ chân tu. Nếu người xuất gia tu hành buông lung thì chẳng phải là kẻ chân tu. Nếu người tu tại gia và người xuất gia trì chí tu hành, không buông lung thì cả thảy đều là kẻ chân tu.
Ngoại Shin! Tu hành và chứng đắc không có sự chứng nhận hay thừa nhận của kẻ khác, và cũng không cần sự chứng nhận hay thừa nhận của kẻ khác. Chỉ có Phật tánh của kẻ đó chứng nhận mà thôi.
Ngoại Shin:
Nam mô A Di Đà Phật. Con thành kính cảm ơn thầy đã cho con bài pháp đã giải tỏa nỗi thắc mắc của con. Thưa thầy. Con nghe pháp có lúc con hiểu nhưng lúc nghe xong con lại không nhớ. Con ngu si quá. Con không biết phải làm sao. thưa thầy.
Pháp Không Chân Như:
Ngoại Shin, cô chỉ cần hành trì kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Vô Ngã Tướng, không cần hành trì nhiều kinh Phật.
Chỉ cần biết rõ thứ gì là khổ và luôn quán chiếu thấy đó là khổ.
Chỉ cần biết rõ cái gì đem đến khổ và luôn quán chiếu thấy đó là nguyên nhân đem đến khổ.
Chỉ cần niềm tin niết bàn là an vui thường hằng, thanh tịnh, không có khổ, không có phiền não, không chịu sanh, không bị sanh, không già, không bệnh, không đau, không chết, và luôn quán chiếu yêu thích cảnh giới niết bàn, hướng đến niết bàn.
Chỉ cần hành trì bát chánh đạo. Bất cứ suy nghĩ, hành vi, hành động, ý thức, tư tưởng đều phải giữ gìn và phát huy trong tám chuẩn định hướng là:
- Chánh kiến (Hiểu biết đúng đắn,..);
- Chánh tư duy (Suy nghĩ chân chính,...):
- Chánh nghiệp (Hành động chân chính, không làm viêc giả dối,...);
- Chánh ngữ (Lời nói chân chính trung thực,...);
- Chánh mạng (Sống chân chính, không tham lam, không vụ lợi, không xa rời nhân nghĩa,..);
- Chánh tinh tấn (Cố gắng nổ lực chân chính,...);
- Chánh niệm (Suy niệm chân chính,..);
- Chánh định (Kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển làm thoái chí, phân tâm,...).
Trái với tám chuẩn định hướng thì không làm, thuận tám chuẩn định hướng thì làm.
Để hỗ trợ hành trì kinh Chuyển Pháp Luân, thì phải hành trì quán chiếu vô ngã như kinh Vô Ngã Tướng đã nêu. Phải luôn quán chiếu rằng: Thân này đây chẳng phải của ta, chẳng phải ta, chẳng phải Phật tánh của ta; thọ, tưởng, hành, thức cũng được quán chiếu như vậy. Và này Ngoại Shin, hãy luôn quán chiếu kẻ khác cũng vậy, thân kẻ ấy, thọ kẻ ấy, tưởng kẻ ấy, hành kẻ ấy, thức kẻ ấy cũng chẳng phải là kẻ ấy, chẳng phải là của kẻ ấy, chẳng phải là Phật tánh của kẻ ấy.
Chỉ cần nhớ như vậy và hành trì như vậy, chớ buông lung, chắc chắn thành tựu.
Ngoại Shin:
Thưa thầy mấy năm nay con Niệm phật. Hành trì như thầy dạy con vẫn Niệm phật hả thầy. Xin thầy chỉ dạy.
Vâng.
Ngoại Shin:
A di da phat.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét