---------------
Trang Tong:
Con đã đọc thuyết về nguồn gốc loài người trong kinh Phật, thưa Thầy!
Pháp Không Chân Như:
Trang Tong có thể nói cho tôi nghe, trong kinh Phật nói loài người có nguồn gốc như thế nào được không?
Trang Tong:
Trang Tong có thể nói cho tôi nghe, trong kinh Phật nói loài người có nguồn gốc như thế nào được không?
Trang Tong:
Con chỉ có thể nói tóm gọn ở đây theo chỗ con hiểu là loài người không thoát thai tiến hoá từ loài vật, và loài người hiện tại vốn phát sinh không phải từ loài thai sinh mà từ loài hoá sinh, là giống loài thoái triển sau một số đại tai kiếp đã từng xảy ra ở loài người! Đại tai kiếp gồm hoả tai, thuỷ tai, phong tai! Gần thời đại của ta nhất có đại thuỷ tai (gọi là Đại Hồng Thuỷ được mô tả trong kinh Thánh và cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới). Con không nhớ chính xác nhưng trong 3 loại tai kiếp trên thì Đại Phong Tai là dữ dội nhất! Lý do loài người trải qua nhiều đại tai kiếp (con nhớ không rõ lắm!) hình như do sự phát triển của những thứ Tâm tiêu cực của loài người! Sau mỗi đại tai kiếp, loài người bị huỷ diệt, chỉ còn lại một số hạt giống chứa nguồn gen tốt được chọn lựa kỹ từ trước cất giấu trong núi sâu ở Tây Tạng, phải phát triển lại từ đầu! Người có công lựa chọn hạt giống đến từ các cõi giới cao hơn! Đó là những gì con còn nhớ được, thưa thầy!
Pháp Không Chân Như:
Pháp Không Chân Như:
Đức Phật có dùng từ "gen" hay sao, Trang Tong?
Trang Tong:
Dạ thưa, từ "gen" là từ mà tiến sỹ Mundasev dùng trong tác phẩm Chúng ta thoát thai từ đâu. Con chưa hiểu sâu thuyết của đức Phật vì con chưa trực tiếp đọc các bản kinh của Bộ A Hàm (Trung A Hàm, Trường A Hàm, Tạp A Hàm) mà mới đọc các trích đoạn do vị cư sĩ đó sưu tầm. Phải chăng khái niệm gen trong ngôn ngữ khoa học chính là một pháp biểu hiện của hạt vi tế đó hả thầy? Con mong thầy chỉ dạy thêm.
Pháp Không Chân Như:
Dạ thưa, từ "gen" là từ mà tiến sỹ Mundasev dùng trong tác phẩm Chúng ta thoát thai từ đâu. Con chưa hiểu sâu thuyết của đức Phật vì con chưa trực tiếp đọc các bản kinh của Bộ A Hàm (Trung A Hàm, Trường A Hàm, Tạp A Hàm) mà mới đọc các trích đoạn do vị cư sĩ đó sưu tầm. Phải chăng khái niệm gen trong ngôn ngữ khoa học chính là một pháp biểu hiện của hạt vi tế đó hả thầy? Con mong thầy chỉ dạy thêm.
Pháp Không Chân Như:
Lời của Phật nói ra rất kỹ, không dư không thiếu. Nếu vị cư sĩ mà Trang Tong nói hoặc bất cứ ai, thêm hoặc bớt một từ trong câu nói của Phật có thể đưa đến hiểu sai ý của Phật.
Phật dạy chúng sinh có ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhân, thần, thiên. Nếu tu tập đúng luật, đúng pháp thì được thân của loài cấp cao hơn. Đây chính là tiến hóa.
Tiến hóa có ba: một là tâm, hai là tuệ, ba là thân. Tiến hóa tâm dẫn đến tâm giải thoát; tiến hóa tuệ dẫn đến tuệ giải thoát; tiến hóa thân được thân tướng đẹp, nhu nhuyến, dễ sử dụng đưa đến thân giải thoát.
Con người có tướng mạo đẹp này, nếu thực hành ác pháp thì địa, ngục, ngã quỷ, súc sanh tất được thọ thân.
Con người đẹp đẽ hôm nay không tự nhiên mà có. Nếu nói bảo quản gen qua các đại kiếp thì gen đó, trước đây từ đâu mà có. Nếu không do Thượng Đế tạo hóa thì còn pháp nào ngoài tiến hóa mà có được.
Phật dạy rằng có ba thứ không nên nghĩ đến vì người nghĩ đến có thể điên loạn. Thế nào là ba. Một là thiên giới của người tham thiền; hai là tâm tư thế giới; ba là quả dị thục (quả của nghiệp). Vậy thì Darwin làm sao tránh khỏi được những sai sót trong thuyết của ông, trong khi ông chỉ là một người phàm trần. Nhưng tiến hóa là đúng.
Nguồn: https://www.facebook.com/phapkhongchonnhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét