Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề không gian.
Không gian là một khái niệm đã tồn tại trong tâm thức của con người. Nhờ khái niệm không gian, con người mới hiểu biết những thứ xung quanh. Con người rời khỏi khái niệm đó cũng giống như người không có tâm thức. Và con người cũng không thể tự mình dứt trừ khái niệm đó ra khỏi tâm thức của mình.
Ví như chư vị nhìn một cái bàn, chư vị liền nhận thức cái bàn có bề dọc cỡ chừng này, bề ngang cỡ chừng kia. Ví như chư vị nhìn một vật, chư vị liền nhận thức nó đang cách mình một khoảng cách, tức là nhìn thấy khoảng cách. Khái niệm cỡ chừng này, cỡ chừng kia, hoặc cho đây là một khoảng cách là khái niệm về không gian và nó có sẵn trong tâm thức của chư vị.
Nếu như khái niệm không gian không có sẵn trong tâm thức của chư vị thì khi chư vị nhìn một vật, chư vị sẽ không có nhận thức rằng vật đó to cỡ này, đang cách mình một khoảng cách. Tương tự như vậy, khi chư vị nhìn cái thước, chư vị sẽ không biết cái thước có bề rộng, cái thước có hai đầu được.
Vì vậy, tôi hỏi chư vị, chư vị có thể tách khái niệm không gian ra khỏi nhận thức của mình hay không, có thể là tạm tách được không?
Chân Như Tuệ Quang:
Dạ thưa Sư phụ, không thể tách hoặc tạm dừng khái niệm không gian nhận thức ạ.
Dạ thưa Sư phụ, không thể tách hoặc tạm dừng khái niệm không gian nhận thức ạ.
Chân Như Vô Ngại:
Thưa Sư phụ, con nghĩ khi có nhận thức thì không thể tách khái niệm không gian ra khỏi nhận thức được. Khi không có nhận thức như khi ngủ sâu thì khái niệm về không gian không tồn tại ạ.
Thưa Sư phụ, con nghĩ khi có nhận thức thì không thể tách khái niệm không gian ra khỏi nhận thức được. Khi không có nhận thức như khi ngủ sâu thì khái niệm về không gian không tồn tại ạ.
Pháp Không Chân Như:
Như vậy, nếu tôi đem một vật ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian thì chư vị có thể nhận thức vật ấy có chân không mà không có không gian hay không?
Như vậy, nếu tôi đem một vật ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian thì chư vị có thể nhận thức vật ấy có chân không mà không có không gian hay không?
Chân Như Tuệ Không:
Dạ, không thể nhận thức vật ấy có chân không mà không có không gian.
Dạ, không thể nhận thức vật ấy có chân không mà không có không gian.
Chân Như Tuệ Quang:
Dạ không thể biết được khi không có khái niệm về không gian trong thân ta của ta ạ.
Dạ không thể biết được khi không có khái niệm về không gian trong thân ta của ta ạ.
Chân Như Vô Ngại:
Dạ. Không thể nhận thức được ạ.
Dạ. Không thể nhận thức được ạ.
Pháp Không Chân Như:
Như chư vị nói khi tôi đem một vật ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian thì chư vị không thể nhận thức vật ấy có chân không mà lại không có không gian. Chính vì thế, không có vật nào đem ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian.
Như chư vị nói khi tôi đem một vật ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian thì chư vị không thể nhận thức vật ấy có chân không mà lại không có không gian. Chính vì thế, không có vật nào đem ra làm ví dụ để chư vị hiểu về không gian.
Chân Như Vô Ngại:
Con chưa hình dung được đoạn này ạ.
Con chưa hình dung được đoạn này ạ.
Pháp Không Chân Như:
Vì không gian là thuộc tính của chân không. Muốn hiểu nó, phải để trên bàn hai thứ: một thứ là chân không, một thứ là không gian để đối chiếu mà hiểu. Nhưng chư vị không tách chúng ra được trong nhận thức của mình thì làm gì có vật nào có chân không, không có không gian để ví dụ.
Vì không gian là thuộc tính của chân không. Muốn hiểu nó, phải để trên bàn hai thứ: một thứ là chân không, một thứ là không gian để đối chiếu mà hiểu. Nhưng chư vị không tách chúng ra được trong nhận thức của mình thì làm gì có vật nào có chân không, không có không gian để ví dụ.
Chân Như Vô Ngại:
Dạ. Con cám ơn Sư phụ. Con hiểu rồi ạ.
Dạ. Con cám ơn Sư phụ. Con hiểu rồi ạ.
Pháp Không Chân Như:
Cho nên cho dù có một người biết thật không gian là thuộc tính của chân không thì việc giải thích về không gian cho con người hiểu là một việc khó làm.
Cho nên cho dù có một người biết thật không gian là thuộc tính của chân không thì việc giải thích về không gian cho con người hiểu là một việc khó làm.
Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng giải thích. Tôi biết rằng những gì tôi giải thích về không gian không làm hiện rõ không gian là thuộc tính của chân không nhưng qua đó, chư vị quán về nó, chư vị sẽ biết.
Khi chư vị nhìn thấy vật vì chư vị có khái niệm về khoảng cách, tức từ biên bên này của vật đến biên bên kia của vật. Khi chư vị nhìn thấy vật này, vật kia vì giữa chúng có khoảng cách dù ít dù nhiều. Nếu nó trùng nhau hoàn toàn và chính mình không phân biệt biên bên này biên bên kia của chúng thì không thể nhìn thấy chúng huống chi là phân biệt chúng là hai.
Điều đó có nghĩa rằng, chư vị nhìn thấy khoảng cách là nhờ có hai thứ làm đối tượng lẫn nhau.
Ví như chư vị nhìn cái thước, chư vị thấy cây thước dài chừng này (không cần biết là dài như thế nào, miễn là hiểu là có dài) là vì chư vị nhờ hai thứ làm đối tượng lẫn nhau. Hai thứ đó là đầu bên này và đầu bên kia cây thước. Nếu chư vị chỉ nhận biết một đầu mà không nhận biết đầu còn lại cây thước thì khái niệm dài không có. Chư vị hiểu không?
Han Eun Hee:
Dạ, thưa ngài! Con hiểu đoạn này ạ.
Dạ, thưa ngài! Con hiểu đoạn này ạ.
Chân Như Vô Ngại:
Dạ. Con hiểu thưa Sư phụ.
Dạ. Con hiểu thưa Sư phụ.
Quảng Pháp:
Bạch sư phụ, con hiểu ạ.
Bạch sư phụ, con hiểu ạ.
Chân Như Tuệ Không:
Dạ, con hiểu được ạ.
Dạ, con hiểu được ạ.
Pháp Không Chân Như:
Ví như chư vị nhìn một vật thấy nó cách mình một khoảng (không cần biết khoảng ấy đo bằng bao nhiêu mét, miễn hiểu được là có cách nhau một khoảng) là vì chư vị có hai thứ là đối tượng lẫn nhau. Hai thứ đó chính là chư vị và vật ấy.
Ví như chư vị nhìn một vật thấy nó cách mình một khoảng (không cần biết khoảng ấy đo bằng bao nhiêu mét, miễn hiểu được là có cách nhau một khoảng) là vì chư vị có hai thứ là đối tượng lẫn nhau. Hai thứ đó chính là chư vị và vật ấy.
Nếu chư vị nhận thức được mình mà không nhận thức được vật, hoặc ngược lại thì chư vị không có khái niệm giữa chư vị và vật có cách nhau được.
Vậy thì tôi hỏi chư vị, giả định rằng chư vị chỉ có con mắt là nhận biết được từ bên ngoài, ngoài ra không có giác quan khác giúp nhận biết từ bên ngoài, giả định rằng mắt của chư vị chỉ nhìn thấy bên ngoài, không nhìn thấy mình, giả định rằng xung quanh là một môi trường chân không có mật độ như nhau, thì chư vị có thấy không gian hay không?
Quảng Pháp:
Bạch sư phụ, theo con là không.
Bạch sư phụ, theo con là không.
Han Eun Hee:
Dạ, con nghĩ là không thấy ạ.
Dạ, con nghĩ là không thấy ạ.
Chân Như Vô Ngại:
Dạ. Con nghĩ là có thể thấy không gian ạ.
Dạ. Con nghĩ là có thể thấy không gian ạ.
Pháp Không Chân Như:
Chân Như Vô Ngại, có nhận biết về khoảng cách mới nhận biết có không gian. Trường hợp ở trên, ông thấy khoảng cách ấy ở đâu?
Chân Như Vô Ngại, có nhận biết về khoảng cách mới nhận biết có không gian. Trường hợp ở trên, ông thấy khoảng cách ấy ở đâu?
Chân Như Vô Ngại:
Khoảng cách của trường chân không con thấy. Con có thể thấy ở hai nơi trong trường chân không có khoảng cách ạ.
Khoảng cách của trường chân không con thấy. Con có thể thấy ở hai nơi trong trường chân không có khoảng cách ạ.
Pháp Không Chân Như:
Hai nơi ấy là gì, ông có thể chỉ ra được không?
Hai nơi ấy là gì, ông có thể chỉ ra được không?
Chân Như Vô Ngại:
Dạ, khi mắt con hướng đến một điểm bất kỳ rồi hướng đến một điểm khác thì sẽ thấy có khoảng cách, mặc dù không biết chính xác khoảng cách là bao nhiêu, nhưng sẽ biết là hai điểm đó khác nhau ạ.
Dạ, khi mắt con hướng đến một điểm bất kỳ rồi hướng đến một điểm khác thì sẽ thấy có khoảng cách, mặc dù không biết chính xác khoảng cách là bao nhiêu, nhưng sẽ biết là hai điểm đó khác nhau ạ.
Pháp Không Chân Như:
Ông lấy gì để phân biệt điểm này và điểm kia. Nó là hai chấm màu đen trong chân không hay là hai thứ gì vậy?
Ông lấy gì để phân biệt điểm này và điểm kia. Nó là hai chấm màu đen trong chân không hay là hai thứ gì vậy?
Chân Như Vô Ngại, không thể chỉ ra hai thứ để phân biệt chúng với nhau được. Bởi vì hai thứ ấy do tưởng thức có sẵn trong ông xuất hiện chứ chẳng phải nó truyền từ bên ngoài vào. Vì bên ngoài không có hai thứ ấy.
Chân Như Vô Ngại:
Vì khi mắt thấy đó là trường chân không có mật độ như nhau, như vậy phải biết vùng này với vùng kia có mật độ như nhau chứ ạ.
Vì khi mắt thấy đó là trường chân không có mật độ như nhau, như vậy phải biết vùng này với vùng kia có mật độ như nhau chứ ạ.
Pháp Không Chân Như:
Khi một trường chân không có mật độ như nhau thì ông không thể thấy trường chân không được. Ông thấy là nhờ có ánh sáng. Ánh sáng chính là sự thay đổi mật độ chân không tại nơi mắt của ông, tức là không đồng mật độ. Đồng mật độ thì không thể thấy ánh sáng được.
Khi một trường chân không có mật độ như nhau thì ông không thể thấy trường chân không được. Ông thấy là nhờ có ánh sáng. Ánh sáng chính là sự thay đổi mật độ chân không tại nơi mắt của ông, tức là không đồng mật độ. Đồng mật độ thì không thể thấy ánh sáng được.
Khi mật độ chân không không đồng nhau, ta có thể thấy không gian do xuất hiện sự sai biệt giữa chỗ này và chỗ kia.
Chân Như Vô Ngại:
Sư phụ cho con hỏi, nếu như ta mở mắt trong đêm tối, bóng tối đó cũng là một ví dụ mật độ chân không không đều nhau ạ?
Sư phụ cho con hỏi, nếu như ta mở mắt trong đêm tối, bóng tối đó cũng là một ví dụ mật độ chân không không đều nhau ạ?
Pháp Không Chân Như:
Đúng vậy, cũng như ta nhắm mắt lại, với giả định như trên.
Đúng vậy, cũng như ta nhắm mắt lại, với giả định như trên.
Ví như ta nhìn lên bầu trời thấy có mây, có sao, có cây xung quanh dưới mặt đất (nhìn thử đi nhé các vị), khi ấy ta thấy có không gian. Có mây, có sao, có cây xung quanh là nhờ mật độ chân không khác nhau. Nhận thức không gian xuất hiện là do mật độ chân không khác nhau như vậy. Nên tôi nói không gian là thuộc tính của chân không.
Quảng Pháp:
Bạch sư phụ, sự thật là không có không gian, vì mắt ta tiếp nhận ánh sáng lan truyền từ các vật đến khác nhau nên ta nhận thức vật xa, gần và nảy sinh ra khái niệm về không gian thôi. Con hiểu vậy có đúng không thưa sư phụ?
Bạch sư phụ, sự thật là không có không gian, vì mắt ta tiếp nhận ánh sáng lan truyền từ các vật đến khác nhau nên ta nhận thức vật xa, gần và nảy sinh ra khái niệm về không gian thôi. Con hiểu vậy có đúng không thưa sư phụ?
Pháp Không Chân Như:
Đến đệ nhất nghĩa đế thì không có nói. Đã thế đế thì không thể nói không.
Đến đệ nhất nghĩa đế thì không có nói. Đã thế đế thì không thể nói không.
Không có chân không thì không có không gian. Khi chân không trương nở thì có được không gian lớn chừng ấy. Khi chân không co lại thì có được không gian nhỏ chừng ấy. Chứ không phải không gian có sẵn rồi chân không co giãn không làm thay đổi không gian.
Han Eun Hee:
Về mục này chúng con xin được có thời gian để suy ngẫm quán chiếu thêm. Bài giảng hôm nay giúp chúng con giải đáp nhiều thắc mắc, riêng về phần nói về ánh sáng là sự thay đổi mật độ chân không, thì riêng điều này con nghĩ rằng cũng là một điều kinh điển so với sự hiểu biết đương thời ngày nay. Bây giờ cũng đã khuya con nghĩ chúng ta nên tạm nghỉ. Kính chúc Thầy luôn an lạc, tự tại và chúc mọi người đang theo dõi an lạc hạnh phúc!
Về mục này chúng con xin được có thời gian để suy ngẫm quán chiếu thêm. Bài giảng hôm nay giúp chúng con giải đáp nhiều thắc mắc, riêng về phần nói về ánh sáng là sự thay đổi mật độ chân không, thì riêng điều này con nghĩ rằng cũng là một điều kinh điển so với sự hiểu biết đương thời ngày nay. Bây giờ cũng đã khuya con nghĩ chúng ta nên tạm nghỉ. Kính chúc Thầy luôn an lạc, tự tại và chúc mọi người đang theo dõi an lạc hạnh phúc!
Pháp Không Chân Như:
Han Eun Hee! Đó là những tuyên bố vô song. (Trừ chư Phật, đại bồ tát).
Han Eun Hee! Đó là những tuyên bố vô song. (Trừ chư Phật, đại bồ tát).
Đúng vậy, chư vị hãy quán chiếu để nhận lấy ý nghĩa của không gian. Nếu có vướng mắc trong quán chiếu thì hãy hỏi. Chúc chư vị an lành.
Pháp Không Chân Như: (Thuyết giảng vào lúc 21giờ ngày 18-5-2016)
Tại: https://www.facebook.com/events/
Hoàng Lạc (kết tập)
Hoàng Lạc (kết tập)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét