Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

LẬP PHÁP

Pháp Không Chân Như: Sự việc lựa chọn tên miền sẽ do chư vị quyết định, vì nó phục vụ cho chư vị và những người khác. Do vậy nên tôi muốn chư vị quyết định. Để có thể lựa chọn tốt hơn, nhân duyên này tôi trình bày ngắn về phương pháp mà chư Phật và Bồ tát nương tựa để lập pháp.
Muốn giải thoát, trước hết phải đạt được nhất tâm hướng thiện. Vì sao như vậy?
Trong tâm chúng sinh có thiện và có ác. Hai trạng thái tâm này mâu thuẫn nhau làm cho chúng sanh không thể đạt được định. 
Như vậy, nếu tu tập làm cho nhất tâm hướng ác thì như thế nào?
Khi nhất tâm sẽ đạt định.
Nhất tâm hướng ác cũng đạt định.
Nhất tâm sẽ đưa đến lạc.
Nhất tâm hướng ác cũng đạt được lạc.
Nhưng tâm ác sẽ làm cho chúng sinh rơi vào trạng thái chấp giữ, không có năng lực buông xả.
Vì không có năng lực buông xả nên không thể đạt được thường và giải thoát.
Do nhân ấy, muốn cho chúng sanh giải thoát, đạt được thường, lạc, giải thoát, niết bàn, chỉ duy có phương pháp thực hành nhất tâm hướng thiện.
Nhất tâm hướng thiện sẽ sanh lạc, định, buông xả, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, niết bàn.
Những gì tôi vừa nêu ở trên, nó không phải là chân lý vũ trụ. Nhưng nó là chân lý tối thượng.
Trong Phật pháp, không phải thứ gì cũng đều là chân lý vũ trụ, có nhiều thứ thuộc về chân lý tối hậu nhưng nó không thuộc về chân lý vũ trụ. Qua đến bờ bên kia thì pháp phải được buông.
Quảng Pháp: Nam mô Phật. Những điều Thầy vừa dạy có phải là "cách dụng pháp" không ạ?
Pháp Không Chân Như: Đúng vậy, đó là cách khai triển pháp, là cách dụng pháp.
Nguyễn Tiến Công: Nam Mô Phật! Tức là nói về chân lý tối thượng thì phải dụng công cụ là những thứ có trong vũ trụ chứ chân lý tối thượng chẳng có pháp.
Pháp Không Chân Như: Chân lý tối thượng là pháp.
Quảng Pháp: Trí tuệ của Phật là biết được cách pháp vận hành và biết cách dụng pháp để đem lại an lạc vĩnh hằng cho mình và người có phải không thưa Thầy? Nam mô Phật.
Pháp Không Chân Như: Đây là sự khác biệt lớn giữa phàm phu với chư Phật và đại bồ tát.
Nguyễn Tiến Công: Như vậy, nhân việc chọn tên miền này chúng con có cơ hội được nghe về lộ trình từ nhất tâm hướng thiện đến niết bàn.
Pháp Không Chân Như: Đúng vậy, Nguyễn Tiến Công.
Trùm Cuối: Thưa thầy chân lý tối hậu ở đây là chân lý đưa đến giải thoát phải không? 
Pháp Không Chân Như: Chân lý tối thượng là chân lý đưa đến giải thoát; và chân lý tối thượng là sự phơi bày sự thật về vũ trụ.
Chư vị có trao đổi thêm gì về vấn đề mà tôi vừa trình bày không?
Nguyễn Tiến Công: Nam mô Phật! Nam mô Thầy.
Nay con được nghe về chân lý tối thượng là như vậy! Con rất vui mừng ạ! Con sẽ thực hành theo lộ trình được chỉ dạy đó ạ!
(Pháp thoại: vào lúc 23 giờ ngày 07 tháng 01 năm 2018)
***
Phụ lục
Tâm Chân: Xin Thầy phân biệt giúp con tâm vô ký giải thoát và tâm si ạ?
Pháp Không Chân Như: Tâm vô ký là tâm vô cấu, không ô nhiễm, trong sáng, thường tịnh. Tâm si là tâm cấu uế, không sáng suốt, bất tịnh, chạy theo trần, bị cảnh trần lôi kéo, nhận diện không đúng sự thật, làm những việc không nên làm.
Tâm Chân: Vậy thì thưa Thầy, tâm si chính là một dạng tâm ác phải không ạ?
Pháp Không Chân Như: Trong đạo giải thoát, tâm si là tâm ác. Muốn phân biệt được thiện ác thì phải học những lời Phật dạy về thiện và ác.
(Hoàng Lạc: tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét