Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

KHOA HỌC - PHẬT PHÁP, NGUYÊN TỬ - VI TRẦN, TÂM SỞ.

"Kết quả khoa học là kết quả của quá trình của kiến thức, suy nghĩ và thực nghiệm. Quá trình đó đều dựa trực tiếp từ hiện tượng, tức không có cội gốc. Có hằng hà sa số hiện tượng hiển lộ và biến chuyển liên tục trong toàn thể Vũ Trụ. Các nhà khoa học là những con người trên Trái Đất và họ đã sử dụng quá trình đó để mong tìm thấy thật tướng của Vũ Trụ.
Bất cứ kẻ nào dựa vào thứ không phải cội gốc và trong một phạm vi vô cùng nhỏ bé trên Trái Đất và xung quanh Trái Đất so với Vũ Trụ để xác quyết về thật tướng của toàn thể Vũ Trụ là hành động thô thiển và điên đảo." (Pháp Không Chân Như)
***
Nguyễn Đức Trí: 
Pháp Không Chân Như! Theo khoa học hiện đại ngày nay thì vạn vật trong vũ trụ được hình thành từ những nguyên tử vật chất cấu thành. Vậy theo ông, vạn vật được hình thành từ cái gì ngoài những nguyên tử vật chất? Theo ông thì "vi trần" và "nguyên tử" vật chất thì cái nào nhỏ hơn?
Ông cho rằng tâm không nằm trong thân thì tâm ở đâu? Ông đang tu tập là cho tâm hay cho thân, nếu cho thân thì sau khi thân hoại thì ông thành gì? Nếu tâm ngoài thân thì khi mất thân ông có còn tu tập được nữa không? Tôi xin kính cẩn nghe lời giảng của ông.

Pháp Không Chân Như: 
Ông Nguyễn Đức Trí! Ông nên biết, kết quả khoa học là kết quả của quá trình của kiến thức, suy nghĩ và thực nghiệm. Quá trình đó đều dựa trực tiếp từ hiện tượng, tức không có cội gốc. Có hằng hà sa số hiện tượng hiển lộ và biến chuyển liên tục trong toàn thể Vũ Trụ. Các nhà khoa học là những con người trên Trái Đất và họ đã sử dụng quá trình đó để mong tìm thấy thật tướng của Vũ Trụ. 
Ông Nguyễn Đức Trí! Bất cứ kẻ nào dựa vào thứ không phải cội gốc và trong một phạm vi vô cùng nhỏ bé trên Trái Đất và xung quanh Trái Đất so với Vũ Trụ để xác quyết về thật tướng của toàn thể Vũ Trụ là hành động thô thiển và điên đảo. 
Ví như một kẻ hốt được một bao cát trên một vài con sông, dựa vào đó mà kết luận rằng cát trên tất cả con sông và biển đều như thế thì là thô thiển và điên đảo. Ví như một kẻ đổ một bao cát xuống lòng sông và hốt lại vào trong bao. Kẻ đó kết luận rằng cát trong bao vừa hốt được chính là cát đã được kẻ đó đổ xuống trước đó thì là thô thiển và điên đảo. Ví như một viên gạch, một kẻ thấy như thế cho rằng đó là viên gạch nhưng thực ra trước đó nó là cục đất. Ví như một kẻ lấy được một cục đất và cho rằng đây là cục đất nhưng trước đó nó là viên gạch đã bị nhồi nhuyễn.
Vì vậy, mọi chư Phật tử chớ nên căn cứ kết quả khoa học để nói về Phật Pháp, trừ khi kết quả khoa học đó có được từ kẻ tỉnh thức. 
"Những hạt sơ cấp của nguyên tử trong bảng tuần hoàn Mendeleev" được khoa học hiện đại tìm thấy không thể đồng nhất với "vi trần" mà tôi đề cập. Ông Nguyễn Đức Trí! "Vi trần" phải được hiểu là bản thể vật chất, là hạt vật chất cội gốc. Không thể biên kiến rằng "vi trần" và hạt sơ cấp, cái nào nhỏ hơn. Vì sao vậy? Vì có vô số "vi trần" - bản thể vật chất khác nhau về lượng. Có vô số vi trần nhỏ hơn hạt sơ cấp về lượng đến vô số lần, có vô số vi trần lớn hơn hạt sơ cấp về lượng đến vô số lần. Ông hãy đọc lại các bài giảng về Tánh Không của tôi để hiểu rõ hơn về bản thể vật chất. Sau khi đọc nó và khéo tác ý, ông hãy hỏi tiếp về nó nếu có chỗ nào nghi hoặc hoặc chưa hiểu rõ.
Ông Nguyễn Đức Trí! Tâm chẳng ở trong thân, chẳng ở ngoài thân cũng chẳng ở chặng giữa. Vì sao vậy? Vì tâm chẳng có vị trí, chẳng có nơi chốn, chẳng có chỗ. Vì tâm trùm khắp Vũ Trụ.
Ví như một khối nước đựng trong một thùng nước có thể tích một khối và bỏ vào đó một mẩu bánh mì vô cùng nhỏ. Không thể nói rằng "nguyên một khối nước" đó nằm trong mẩu bánh mì, cũng không thể nói rằng "nguyên một khối nước" đó nằm ngoài mẩu bánh mì, cũng không thể nói rằng "nguyên một khối nước" đó nằm ở chặng giữa. Nếu chỉ ra "nguyên một khối nước" nằm ở chỗ nào trong "một khối" đó thì chẳng khác chi nói rằng mỗi chỗ trong một khối đó đều chứa một khối nước. Nói như vậy là điên đảo. Mà phải hiểu rằng một khối nước đó trùm khắp một khối đó. Một khối nước dụ cho tâm, một khối dụ cho Vũ Trụ, mẩu bánh mì dụ cho thân. Cho nên chỉ nói tâm trùm khắp Vũ Trụ vì tâm đồng nhất với không gian của toàn Vũ Trụ.

Pháp Không Chân Như
____________________

PHỤ LỤC: Vấn đáp 

Chân Như Tuệ Quang: 
Bài pháp cốt lõi có hai phần:
Một là sự thật của "vi trần" tức là hạt vật chất cội gốc, có vô số hạt vật chất và có vô số kích thước lớn nhỏ khác nhau, có vô số hạt vật chất cội gốc nhỏ hơn nguyên tử và có vô số hạt vật chất lớn hơn nguyên nguyên tử. Điều này cho ta biết rằng nguyên tử nhỏ nhất mà khoa học đã kết luận chưa phải là hạt nhỏ nhất. Vậy kết luận của khoa học chỉ mang tính chất tương đối chưa phải là tuyệt đối như "vi trần" mà Phật thuyết trong Kinh. Từ đó giúp ta biết được nguyên tử không phải là vi trần.
Hai là "tâm", tâm không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chặng giữa của thân mà tâm trùm khắp vũ trụ nghĩa là không gian của tâm bằng với không gian của vũ trụ. Ví như đứng trên trái đất thì ta có thể chỉ được mặt trăng và nếu chúng ta đang đứng trên mặt trăng thì làm sao chỉ được cái gọi là mặt trăng, (mặt trăng dụ cho tâm). Cũng như vậy, ta đang ở trong vũ trụ thì làm sao chỉ được cái gọi là vũ trụ. Nếu ai bảo người khác chỉ tâm thì giống như kêu người đó chỉ vũ trụ. Bài pháp này giúp ta hiểu được trong thân có chất liệu của tâm, (mà chất liệu của tâm là tâm từ bi, thiện tâm, cái chất liệu đó là chất liệu của chơn tâm - chất liệu của Phật tánh, chất liệu của sự sáng suốt, chất liệu của sự giác ngộ vì vậy tất cả mọi người đều có chất liệu của sự giác ngộ như Phật đã từng nói tất cả chúng sanh điều có Phật tánh). Như vậy tâm như thế nào thì sẽ tương ưng với cảnh giới đó. Tâm thì có tâm vọng và tâm chơn mà tâm vọng tức là mê, tâm chơn tức là giác. Vậy mê và giác không ngoài tâm.
Nếu nhận định của con còn gì sai sót xin thầy Pháp Không Chân Như chỉ dạy cho con.

Pháp Không Chân Như: 
Chân Như Tuệ Quang, nếu muốn so sánh vi trần với nguyên tử hoặc vi trần với vi trần thì chỉ nên so sánh về khối lượng (lượng chất liệu), không nên so sánh lớn nhỏ về thể tích. Vì sao vậy? Vì mỗi vi trần chuyển biến liên tục về hình dáng và thể tích. Lúc này, nó có thể co nhỏ như hạt bụi, lúc khác nó có thể giãn nở to hơn thiên hà mặc dù khối lượng của nó không thay đổi. Một hạt electron có thể nhỏ đến một phần triệu nanômét, cũng có thể nở to hơn quả bóng mặc dù khối lượng của nó không thay đổi. Lúc này, hạt vi trần này co nhỏ nằm trong hạt vi trần kia, lúc khác hạt vi trần kia cũng có thể co nhỏ nằm trong hạt vi trần này. Một đại thiên thế giới có thể co nhỏ hơn hạt bụi, cũng có thể giãn nở to hơn thiên hà. Đem để một nguyên tử ở vùng rìa bầu khí quyển thì nó sẽ to hơn khi nó ở mặt đất. Đem để một nguyên tử ở sâu trong lòng đất vài ngàn kilômét, nó sẽ nhỏ hơn khi nó ở mặt đất. Sự chuyển biến như vậy là vì hạt vi trần có ba thuộc tính: tính phân tranh không gian, tính phân bố có trung tâm và tính cân bằng. Ba tính này của vi trần thì tôi đã giảng cho ông trong các bài Tánh Không. Lời này của tôi vô cùng quý báu, là chân lý vô song, dù có đem tất cả vật báu trong Vũ Trụ cũng không thể sánh được. Ông hãy ghi nhớ lời này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét